- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì
4. Tầm quan trọng trong dược liệu
Alcaloid nói chung là những chất có hoạt tính sinh học, có nhiều chất rất độc. Tác dụng của alcaloid thường khác nhau và tác dụng của vị dược liệu không phải bao giờ cũng giống như các alcaloid tinh khiết đã được phân lập, chúng sẽ được nêu trong các chuyên luận dược liệu, ở đây chỉ xem xét một cách tổng quát.
Nhiều alcaloid có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ức chế như morphin, codein, scopolamin, reserpin, hoặc gây kích thích như strychnin, cafein, lobelin
Nhiều chất tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm gây kích thích: Ephedrin, hordenin, làm liệt giao cảm, ergotamin, yohimbin hoặc kích thích phó giao cảm: pilocarpin, eserin, có chất gây liệt phó giao cảm: hyoscyamin, atropin, có chất phong bế hạch giao cảm: Nicotin, spartein, coniin.
Trong số alcaloid làm tăng huyêt áp gây tê tại chỗ: cocain, có chất cso tác dụng curarơ: d- tubocrarin, có chất làm giãn cơ trơn, chống co thắt: papaverin.
Có alcaloid là tăng huyết áp (aphedrin, hydrastin), có chất làm hạ huyết áp (yohimbin, alcaloid của ba gạc và veatrum) một số ít alcaloid có thể tác dụng trêm tim như ajmalin, quinidin và anpha- fagarin được dùng làm thuốc chữa lọan nhịp tim.
Có alcaloid diẹt ký sinh trùng: quinin độc đối với ký sinh trùng sốt rét; emetin và conexin độc đối với amip dùng dể chữa ly. Isopelletierin, arecolin dùng để trị sám.
5. Bảo quản
Nói chung, ở dược liệu khô chứa các alcaloid dễ bảo quản hơn các glycosid. Tuy vậy ở một vài dược liệu như: Lá côca thì hàm lượng alcaloid cũng giảm đi triong quá trình bảo quản, một số cây họ Cà có sự rarenic hóa hyosxyamin thành atropin, ở khỏa mạch có sự phân hủy alcaloid nhưng đa số dược liệu chứa alcaloid còn giữ được hoạt tính trong nhiều năm.
MA HOÀNG
Có nhiều loài ma hoàng, chủ yếu là thảo ma hoàng – Ephedra sinica Stapf., mộc tặc ma hoàng- Ephedra eqisetina Bunge, trung gian ma hoàng- Ephedra interedia Schrenk et C.A. Mayer thuộc họ ma hoàng –Ephedraceae.
Hình 6.1. Cây Thảo Ma Hoàng (Ephedra sinica Stapf)
1. Đặc điểm thực vật
Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), còn gọi là xuyên ma hoàng. Cây nhỏ, thuộc thảo, sống nhiều năm, cao chừng 20- 40cm. Thân hóa gỗ, hình trụ, ít phân nhánh, mọc bò, màu vàng xám, có nhiều đốt, mỗi đốt dài 2.5-3cm, trên có nhiều rãnh nhỏ (18-20cm). Lá mọc đối, ít khi mọc vòng ba lá một, lá mỏng, dài 3 –4mm mọc dính với nhau ở phía dưới, phiá trên đấu lá nhọm và cong, lá thường thoái hóa thành vẩy. Hoa đực, hoa cái khác cành, cành hoa đực nhiều hoa hơn (4 – 5 đôi). Quả thị, khi chín có màu đỏ trong có hai hạt và hạt hơi thò ra ngoài. Thời kỳ nở hoa vào tháng 5, quả chín vào tháng 7.
Mộc tặc ma hoàng (Ephadra equisetina Bunge), còn gọi là mộc ma hoàng hay sơn ma hoàng, cũng là loại cây nhỏ, thân hóa gỗ, mọc thẳng đứng, cao tới hai mét, cành nhỏ, phân nhánh nhiều, màu xám xanh hay hơi trắng, đốt ngắn hơn có 1 – 3 cm. Lá hình tam giác, ngắn (1 – 2 mm), đầu lá không cuộn lại. Hoa đực và hoa cái khác cành, quả thịt hình cầu, hạt không thò ra ngoài như thảo ma hoàng.
Trung gian thảo ma hoàng (Ephadra intermedia Schrenk et C.A. Mayer): Cây nhỏ, có đốt dài 2 – 6cm, có 18 – 28 rãnh dọc, lá dài 2 – 3mm, ngọn lá nhọn.