Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 120 - 121)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Hạt và lá:

Thu hoạch cà phê bằng cách hái quả chín đang còn ở trên cây, hoặc đợi khi quả chín rụng rồi nhặt. Mùa hái cà phê từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, cà phê vối: tháng 1 – 4, cà phê mít; tháng 4 – 8. Thu hoạch về đem phơi khô, rồi giã cho tróc vỏ, sảy sạch; hoặc hái về loại bớt thịt quả bằng sát dưới nước, sau đó ủ cho lên men 2 – 3 ngày, rồi rửa sạch, phơi khô, xát sẩy cho hết lớp vỏ giấy ở hạt. Khi rang cà phê phải rang chín tới giữa hạt mà ngoài không bị cháy, cắt hạt thấy màu bên trong giống màu bên ngoài. Cà phê rang rồi phải đậy kín.

Lá hái về phơi trong râm mát đến khô.

3. Thành phần hóa học

Hạt cà phê chứa 0,3 – 2,5% cafein và có ít theobromin, theophyllin, phần lớn alcaloid kết hợp với acid clorogenic. Ngoài ra còn có chất béo, protein, trigonellin, đường và chất vô cơ…

4. Công dụng và liều dùng

Cà phê sống: giã nát ngâm rượu uống chữa tê thấp.

- Cà phê rang; pha nước uống có tác dụng kích thích thần kinh, trợ tim và lợi tiểu tiện. Có tác dụng giải độc thuốc phiện và say rựợu.

Nước ta còn dùng viên cà phê ngậm để làm tinh thần sảng khoái, minh mẫn và chống buồn ngủ trong khi làm việc.

- Lá: chữa phù thũng, giúp ăn uống mau tiêu. Ngày uống 20 – 40g dạng thuốc sắc.

- Cafein có tác dụng trợ tim và lợi tiểu nhẹ. Được dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn (viêm phổi, thương hàn), ngất, phù thũng, chữa suy tim. Dùng kích thích thần kinh và cơ trong vài trường hợp suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh.

Người lớn uống 0,25 – 1,50g dạng viên, bột, dung dịch, chia làm nhiều lần trong ngày, hay tiêm dưới da 0,25 – 1,50g/ngày.

Trẻ em 2 tuổi trở lên dùng 0,02 – 0,05g chia làm nhiều lần trong ngày.

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ CẤU TRÚC KHÁCBÁCH BỘ BÁCH BỘ

Tên khoa học của cây Bách bộ: Stemona tuberose Lour; họ bách bộ - Stemonaceae. Cây bách bộ còn gọi là dây ba mươi.

Hình 6.30. Cây Bách Bộ Stemona tuberose Lour

1. Đặc điểm thực vật

Bách bộ thuộc loài dây leo, dài 6 – 8m. Thân nhỏ, nhẵn. Lá thường mọc đối, có khi vừa mọc đối vừa mọc cách, có cuống, hình tim. Trên mặt lá, ngoài gân chính có 6 – 8 gân phụ chạy dọc từ cuống đến đầu lá, có những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa tự mọc ở kẽ là gồm 1 – 2 hoa, màu vàng đỏ. Bao hoa gồm 4 phiến, 2 phiến ngoài dài 4cm, rộng 5cm; 2 phiến trong rộng hơn. Có 4 nhị, tua ngắn. Quả nang, có 4 hạt. Rễ củ màu vàng nhạt, mọc thành chùm 20 – 30 củ, có khi tới 100 củ, dài 10 – 25cm, đường kính 2,5 – 2cm.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)