Phân bố, thu hái và chế biến

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 108 - 109)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp các vùng núi nước ta từ Lạng Sơn cho tới Nam Bộ, phân bố phong phú hơn ở các vùng núi từ Nghệ An trở vào. Có nhiều ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Sông Bé, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghệ An và Thanh Hóa.

Mùa thu hoạch gần như quanh năm. Thường lấy thân và rễ cắt thành từng đoạn ngắn 15 -30cm, phơi hay sấy khô.

3. Bộ phận dùng

Thân và rễ đoạn hình trụ, thẳng hay cong queo, dài 10 –30cm, đường kính 1 – 2cm, có khi tới 10cm. Mặt ngoài màu vàng xám, có nhiều vân dọc có sẹo của cuống lá hay rễ con. Chất cứng, dai, khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang màu vàng tươi, gồm 3 phần: vỏ mỏng, gỗ có nhiều tia tạo thành hình nan hoa bánh xe tủy hẹp, vị đắng.

4. Thành phần hóa học

Hoạt chất hoàng dằng là alcaloid, trong đó alcaloid chính là palmatin (1 – 2%); Ngoài ra, còn một ít jaocorizin và columbamin.

5. Tác dụng dược lý

Palmatin hydroclorid có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) và liên cầu khuẩn (Streptococcus), còn đối với các loại vi khuẩn khác (lỵ, thương hàn…) Thì không thấy có kết quả rõ rệt. Tác dụng ức chế vi khuẩn của palmatin hydroclorid kém các loại kháng sinh thông thường.

6. Công dụng và liều dùng

Làm nguyên liệu chiết palmatin. Dùng làm thuốc chữa đau mắt, sốt rét, lỵ, bệnh về gan, chữa viêm ruột, ỉa chảy và dùng làm thuốc đắng.

Ngày dùng 0,20 – 0,40g làm thuốc bổ đắng.

Liều dùng 4 – 12g dưới dạng thuốc sắc chữa viêm ruột, ỉa chảy, lỵ. Palmatin hydroclorid chiết từ hoàng đắng dùng chữa ỉa chảy, lỵ.

Liều dùng dưới dạng viên: người lớn uống 5 – 10 viên/ngày (0,02g/viên), trẻ em dùng viên 0,005g, uống tùy theo tuổi (1 tuổi uống 2 – 4 viên/ngày; 2 tuổi: 3 – 6 viên/ngày; 4 tuổi uống 5 – 10 viên/ngày).

Liều hàng ngày chia ra 2 hay 3 lần uống.

Có thể dùng palmatin để điều chế tetrahydropalmatin là chất có tác dụng an thần.

VÔNG NEM

Tên khoa học của cây vông nem – Erythrina orientalis (L.) Murr… họ đậu – (Fabaceae). Cây vông nem còn gọi là hải đồng, thích đồng.

Hình 6.19. Cây Vông Nem Erythrina orientalis (L.)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thân gỗ cao tới 10m, thân và cành có gai ngắn hình nón, cây phân nhiều nhánh. Lá mọc so le cso 3 chét hình tam giác, mép lá nguyên, lá chét ở giữa to hơn lá chét hai bên và có chều rộng lớn hơn chiều dài, lá thường rụng vào mùa khô. Hoa màu đỏ tươi mọc thành chùm dày. Đài hình mo rách dọc tới gốc, ở đỉnh có 5 răng cưa, tràng hoa xếp theo kiểu tiền khai cờ, cánh cờ to dài 4 – 9cm, rộng 2 – 3cm; cánh thìa tự do dài 1 – 1,5cm, rộng 0,4 – 0,6cm. Có 10 nhị, 9 nhị hàn liền, 1 nhị rời, xếp thành 2 vòng. Chỉ nhị màu tím đỏ. Bao phấn màu vàng, đính lưng có xẻ rãnh. Nhụy dài hơn nhị có núm nhụy. Cây có rất ít quả mặc dù có rất nhiều hoa. Quả loại đậu, thắt lại giữa các hạt. Mỗi quả có 4 - 8 hạt. Hạt hình thận màu nâu hay đỏ nâu. Cây vông nem mọc hoang và được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta. Cây còn mọc nhiều ở vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Cây có nhiều ở Ấn Độ, Myanma, miền nam Trung Quốc, Malaixia, Indonesia, Campuchia và Lào.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)