MUỒNG TRÂU

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 57 - 59)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố.

MUỒNG TRÂU

Folium Cassiae alatae

Dược liệu là lá chét cây muồng trâu Cassia alata L họ vang - Caesalpiniaceae.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m thân gỗ mềm có đường kính 10-12cm hoặc hơn. La kép lông chim chẵn, dài 30-40cm, có 8-14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ hai một quãng hơi xa hơn so

với khoảng cách giữa các đôi lá chét sau. Lá chét trên cùng có thể dài đến 12-14cm rộng 5- 6cm. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa. Bông dài 30-40cm. Hoa màu vàng sẫm.

Hình 3.30.Cây Muồng Trâu Folium Cassiae alatae

Quả loại đậu dài 8-16cm rộng 15-17mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của quả. Quả có tới 60 hạt. Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền Trung và miền Nam nước ta.

2. Thành phần hoá học

Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau đã được phân lập và xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.

3. Tác dụng và công dụng

Tác dụng nhuận tẩy của lá đã được xác định bằng thí nghiệm trên súc vật, có thể dùng quả. Nhân dân ta thường dùng lá để chữa hắc lào bằng cách giã nát rồi xát vào nơi bị nấm.

Ô MÔI

Pulpa Cassiae grandis

Hình 3.31 Cây Ô Môi Pulpa Cassiae grandis

Dược liệu là cơm quả của cây ô môi, còn gọi là bò cạp nước - Cassia grandis L.f. hoặc

Cassia fistula L, họ vang - Caesalpiniaceae.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thân gỗ cao 10-12m, thân có đường kính 42-60cm, vỏ nhẵn, cành trải ra, lá rậm, cành non có góc cạnh rõ rệt và có lông nâu. Lá kép một lần lông chim chẵn dài 25-30cm có 8-20 đôi lá chét. Lá chét dài 3,5-6,5cm rộng 1,5-2cm hình bầu dục, gốc và ngọn lá đều tròn, cuống lá chét 1-2mm, lá chét dày, dai, có lông. Cụm hoa: chùm, ngắn, dài 12-15cm. Cánh hoa màu hồng. Quả dài 40-6cm, hình trụ, đường kính 3-4cm. Quả khi chín có vỏ màu nâu đen, có 3 gân nổi rõ chạy từ cuống đến núm quả. Quả có những ngăn vách ngang chia làm nhiều ô, mỗi ô có một hạt dẹt, cơm quả mềm ngọt màu nâu đen khi chín, có mùi hắc. Cây ô môi được trồng ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh miền Bắc như Hải Hưng, Hà Tây, Hà Nội. Cây ô môi có nguồn gốc từ Brasil.

2. Thành phần hóa học

Cơm quả có chứa các dẫn chất anthranoid, hàm lượng 1,1% gồm có: rhein, sennosid A và B, acid fistulic. Ngoài ra còn có các đường: glucose, fructose, sucrose, tanin.

3. Công dụng

Theo kinh nghiệm nhân dẫn, cây ô môi có cơm quả ngọt, ăn được, chế rượu thuốc có màu đỏ nâu đẹp, có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa đau lưng, nhức xương. Lá dùng để chữa hắc lào, lở ngựa.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)