SINH ĐỊA (ĐỊA HOÀNG)

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 48 - 52)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố.

SINH ĐỊA (ĐỊA HOÀNG)

Raxdix Rehmaniae

Hinh 3.18.Cây Địa Hoàng Rehmania glutinosa (Gae) Sản phẩm Địa Hoàng

Dược liệu là rễ củ tươi hay sấy khô của cây Địa hoàng- Rehmania glutinosa (Gae) Libosch; họ hoa mõm sói - Scrophulariaceae. Sinh địa đã được ghi vào Dược điển Việt Nam.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố.

Cây thuộc thảo, cao 10-30cm. Toàn cây có lông mềm. Lá dày, phiến lá hình trứng ngược dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép lá có răng cưa không đều, mặt dưới có gân nổi rõ.

Lá mọc vòng ở gốc. Hoa màu tím sẫm, mọc thành chùm ở ngọn. Thân củ mẫm thành củ, lúc đầu mọc thẳng sau mọc ngang. Trước đây ta phải nhập sinh địa của Trung Quốc; từ năm 1985 chúng ta đã trồng thành công trong nước, hiện nay đang được phát triển trồng ở nhiều địa phương.

2. Thành phần hoá học

Thành phần hoá học của Địa hoàng Hoài Khánh -R.glutinosa Libosch formahueichigensis, đã được các nhà nghiên cứu Nhật xác định thành phần.

3. Tác dụng và công dụng

Catalpol có tác dụng hạ thấp đường huyết rõ rệt đã được thí nghiệm trên súc vật. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng.

Các chất phenethyl glycosid đã được thử tác dụng sinh học, cho thấy: các chất (1), (2), (3) có tác dụng ức chế aldose reductase (AR) với IC50 là 10-7-10-6M và (1), (2), (4) có tác dụng ức chế 5- lipoxygenase với IC50 là 10-5M. do tác dụng ức chế AR của các hoạt chất trên nên sinh địa có tác dụng cải thiện trong các trường hợp biến chứng của bệnh tiểu đường liên quan đến thận, thần kinh, võng mạc, đục thủy tinh thể.

Sinh địa dùng trong các bệnh tiểu đường, thiếu máu, thể trạng dễ bị chảy máu, sốt, lưỡi đỏ và khát. Thục địa dùng trong các trường hợp thiếu máu, tim đập nhanh, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chóng mặt, ù tai, tóc râu bạc sớm.

Sinh địa và thục địa là thuốc bổ chữa suy nhược cơ thể.

Thục địa là thành phần hay gặp trong các thang thuốc của Đông Y như ’’Bát Vị’’ ‘’Lục vị’’ “Hà xa đại tạo".

DÀNH DÀNH

Fructus Gardeniac

Hình 3.19. Dành Dành Fructus Gardeniac

Dành dành hay còn gọi là chi tử là quả chín phơi khô hay sấy khô của cây dành dành-

Gardenia jasmimoides Ellis; họ Cà- phê-Rubiaceae. Dành dành đã được ghi vào Dược điển Việt Nam.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây nhỏ cao hơn 1m, phân nhánh nhiêù. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 chiếc 1, nhẵn bóng , có lá kèm rõ. Hoa màu trắng, thơm, quả hình thoi có 5 cạnh lồi, thịt quả màu vàng da cam. Cây mọ hoang và đựoc trồng làm cảnh. Trồng bằng cành hoặc bằng hạt.

Thu hái: quả thu hái vào tháng 8-10. Lá thu hái quanh năm.

2. Thành phần hoá học

Các iridoid glycosid, scanzhisid, scandozit methy ester, desacetyl asperulosid acid methylester, gardenoid.

Ngoài các iridoid glycosid nói trên, trong quả dành dành còn có acid picrocinic cũng là môt loại monoterpenoid glycosid khác.

Tác dụng kích thích tiết mật và làm hạ bilirubin huyết tương (phần tan trong nước) - Tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật, hạ nhiệt, hạ huyết áp.

- Dịch chiết nước nóng chi tử khi tách phân đoạn có phân tử lượng thấp thấy cóp tác dụng kích thích tái tạo tế bào nội mạc là các tế bào đóng vai trò quan trọng làm đông máu, do đó giải thích được tác dụng cầm máu của chi tử. Người ta cũng biết rằng sự tổn thương và sự chậm tái sinh tế bào nội mạc sẽ gây nên những triệu chứng bệnh lý như xơ vữa động mạch. (Planta Med. 56,1990,353).

- Chi tử còn có tác dụng khác như kháng khuẩn, trị giun.

- Trong Y học cổ truyền chi tử được dùng để chữa viêm gan cấp tính có vàng da. Ngoài ra còn dùng để chữa khái huyết, tiểu tiện ra máu đau buốt, chống viêm.

Liều dùng:6-12g một ngày, dùng riêng hoặc phối hợp với các thuốc khác. Dùng ngoài đắp để chống viêm, bầm dập, bong gân, cầm máu, sát trùng và giảm đau.α - crocin là một chất màu dùng để nhuộm thực phẩm. Ngoài ra nhân dân ta hay dùng dành dành để nhuộm lụa tơ tằm cho có màu vàng đẹp.

LÁ MƠ

Folium Paederia

Dược liệu là lá tươi của cây lá mơ-Paederia foetida L. họ cà phê - Rubiaceae.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Dây leo bằng thân quấn. Lá mọc đối hình trứng, nếu mặt dưới lá màu tím đỏ thì gọi là mơ

Hình 3.20. Cây Lá Mơ Folium Paederia

tam thể. Hoa màu tím nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả dẹt. Toàn thân có lông mềm và có mùi khó ngửi. Cây mọc hoang ở những bờ bụi. Có thể trồng bằng dây.

Loài P.scandens(Lour) Merr cũng có hình dạng như loài trên chỉ khác là quả hình cầu và thân cành nhẵn, mọc hoang dại.

Loài P.scandens đã được nghiên cứu từ năm 1968. Thành phần của lá có asperulosid và 4 glucosid: paderosid, scandosid, acid paederosidic và desacetyl asperulosid trong đó có 2 chất sau cùng rất có thể không có trong tự nhiên mà là tạo ra do quá trình chiết xuất

. Loài P.foetida được nghiên cứu năm 1976 và cũng thấy có 3 glucosid: asperulosid, paederosid và scandosid. Ngoài ra thầnh phần có mùi hôi của lá mơ là chất methyl mercaptan.

2. Công dụng

Nhân dân ta dùng lá để chữa lỵ.

Cách làm: lá mơ 50g, thái nhỏ trộn với lòng đỏ trứng gà, bọc lá chuối, nướng hoặc đặt lên chảo (không dùng mỡ) nóng đến khi chín thơm. Ngày ăn 2-3 lần. Lá mơ còn dùng để chữa chứng sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày ruột, làm thuốc thông tiểu, chữa trĩ.

HUYỀN SÂM

Radix Scrophulariae.

Dược liệu là rễ phơi khô của cây bắc huyền sâm - Scrophularia buergeriana Miq hoặc một số loài khác: S.ningpoensis Heml hoặc S.oldhami Oliv, họ hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Hình 3.21. Cây Bắc Huyền Sâm - Scrophularia buergeriana Miq Hình giữa Rễ phơi khô của cây bắc huyền sâm

Bắc Huyền Sâm là cây thuộc thảo cao 1,5-2m. Thân có 4 cạnh, màu xanh, có rãnh dọc. Lá hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa dài 3-8cm, rộng 1,5-2cm. Hoa mọc ở đầu ngọn hoặc đầu cành, màu vàng nhạt, có 4 nhị. Quả nang có nhiều hạt đen nhỏ. Loại S.ningpoesis hoa màu tím.

Trước kia ta phải nhập huyền sâm của Trung Quốc, nay đã di thực thành công.

2. Thành phần hoá học

Thành phần đáng chú ý của rễ huyền sâm là harpagagid. Chất này cũng giống như phần lớn các iridoid glycosid khác, không bền vững dễ bị chuyển hoá thành chất màu đen.

3. Tác dụng và công dụng

Dịch chiết từ huyền sâm có tác dụng làm hạ đường huyết trên súc vật thí nghiệm (tác dụng

giống như catalpol trong sinh địa đã nói ở trên)

- Tác dụng kháng khuẩn đối với một số loài vi khuẩn gây bệnh ngoài da.

Trong y học dân tộc cổ truyền, huyền sâm được dùng làm thuốc chữa sốt kèm theo khát nước có lưỡi đỏ hoặc phát ban, bệnh tràng nhạc, bệnh bạch hầu, viêm họng, táo bón, mụn nhọn, viêm màng kết.

Liều dùng: 10 -12g dưới dạng thuốc sắc.

ĐẠI

Cortex et Plumeriae

Dược liệu là vỏ thân hoặc cành hoa phơi hay sấy đến khô của cây đại hay còn gọi là cây bông sứ - Plumeria rubra L.var acutifolia (Poir.) Bailay, họ trúc đào - Apocynaceae

.1. Đặc điểm thực vật

Cây nhỡ cao có thể đến 6m. Thân phân cành 2 hoặc 3 ngã. Cành mập, xốp dễ gãy. Lá to nguyên dài 15-30cm, rộng 8cm, mọc so le, thường tập trung ở đầu cành, khi rụng để lại các vết sẹo rất rõ trên cành. Lá hình mác, gốc và đầu nhọn, gân lá hình lông chim, gan mép rõ và ở xa mép. Cành và lá có nhựa mủ trắng. Hoa màu trắng bên ngoài, mặt trong màu vàng nhạt rất thơm, tràng gồm 5 cánh, khi còn nụ thì vặn xoắn lại.

Hình 3.22. Cây, Hoa Đại Cortex et Plumeriae

Cây thường được trồng làm cảnh ở các đền chùa, trồng bằng dâm cành bánh tẻ. Sau khi cắt cành không nên dâm ngay, đợi vài ba ngày để vết cắt khô rồi dâm vào bầu đã trộn phân với đất, không nên tưới nhiều nước.

2. Thành phần hoá học

Thành phần hoạt chất của vỏ cây đại là các chất thuộc nhóm iridoid có bộ khung trên 10 carbon (homoiridoid). Đây là những thành phần có vị đắng. Fulvoplumierin là chất đầu tiên được Schmid và Bencze phân lập và xác định cấu trúc năm 1953, kết tinh hình kim màu vàng da cam đun chảy 151-1520C.

3. Tác dụng và công dụng

Fulvoplumierin có tác dụng ức chế các chủng khác nhau của Mycobacterium tuberculosis

ở nồng độ 1-5µ g/1ml.

- Plumierid và plumericin có tác dụng ức chế một số vi khuẩn thuộc gram âm và gram dương. - Nước sắc vỏ thân có tác dụng nhuận tràng: 4g vỏ sao thơm, sắc với 200ml nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Nếu liều 8-10g thì có tác dụng tẩy.

- Chữa răng sưng đau: 10-20g vỏ thân ngâm trong 200ml rượu 25-300. Rượu này dùng để ngậm, không được nuốt, ngậm ngày 3-4 lần.

- Hoa dùng chữa ho. Ngày dùng 4-12g sắc với 200ml nước, chia làm 3-4 lần uống trong ngày. - Lá tươi giã đắp dùng chữa mụn nhọt. Kiêng kỵ: người đang bị tiêu chảy hoặc người đang có thai không được dùng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)