Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 96 - 98)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2. Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản

Dùng hạt (Semen Arecae). Binh lang, tân lang vả vỏ quả (đại phúc bì)

Hạt cau hình thức hơi rộng dưới, đáy phẳng ở giữa lõm, đôi khi có cụm cơ (cuống noãn), mặt ngoài có mạng, màu nâu vàng nhạt. Cắt ngang thấy vỏ hạt ăn sau thành những nếp màu nâu và nội nhũ màu trắng nhạt. Phôi nhỏ nằm ở đáy hạt. Không có mùi, vị chát hơi đắng.

3. Chế biến

Hái quả thật già, bóc lấy riêng hạt và vỏ, phơi hoặc sấy thật khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nứớc 2 – 3 ngày cho mềm, mỗi ngày thay nước một lần (không nên ngân vào dụng cụ bằng sắt), sau đó vớt ra để vớt nước rồi thái thành miếng mỏng, đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (40 – 500C) tới độ ẩm dưới 10%. Còn vỏ thì đem rửa sạch một đêm cho mềm rồi xé tơi, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 13%, có thể tẩm rượu sao hoặc nấu thành cao đặc.

4. Thành phần hóa học

Trong hạt có 15% tanin thuộc loại catechin và polyleucoanthoxyanidin, 13 – 14% dầu béo với các thành phần chính là laurin, myistin, olenin, các chất đường maman và galactan). Hoạt chất chính là alcaloid (0,15 – 0,67)

5. Công dụng và liều dùng

Hạt cau thường được dùng thuốc chữa sán trong Thú y nhiều hơn. Người ta cũng có thể dùng để chữa sán dây, thường uống phối hợp với hạt bí ngô. Do nghiên cứu thấy nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán vò và sán lơn nhưng chỉ mạnh đối với phần đầu và những đốt gần đầu, trái lại hạt bí ngô có tác dụng chủ yếu làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán nên có thể dùng như sau:

Sáng sớm lúc đói ăn 60 – 120g hạt bí ngô (cả vỏ) hoặc 40 – 100g (đã bóc vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt cau (trẻ em dưới 1 tuổi uống 30g, còn phụ nữ 50g, 60g, người lớn 80g). Sắc hạt cau với 500ml nước, còn 150 – 200ml, nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại tanin), để lắng, gạn, lọc. Cô còn 150ml, uống 1 lần. Nửa giờ sau uống 1 liều thuốc tẩy (magie sulfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, đi vào một chậu nước ấm. Người ta còn phối hợp hạt cau với thường sơn để chữa bệnh sốt rét.

Vỏ quả cau (đại phú bì) y học cổ truyền dùng chữa thủy thũng, bụng báng nước, tiểu tiện khó. Ngày dùng 6 – 12g, thuốc dạng sắc.

THUỐC LÁ

Tên khoa học cây thuốc lá :Nicotiana tabacum L., họ Cà- Solanaceae.

Hình 6.8. Cây Thuốc Lá (Nicotiana tabacum L).

1. Đặc điểm thực vật

Cây thuộc thảo, sống hàng năm. Thân mọc đứng, cao khoảng 0,6-1,5m, phần gốc hóa gỗ. Lá hình bầu dục hơi thon, mọc so le, không có cuống, một mẩu lá phía dưới ôm vào thân, các lá phía trên bé hơn hình lưỡi mác. Thân và lá có nhiều lông.

Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Đài và tràng đều liền cánh. Tràng dài gấp 4-5 lần đài, phía dưới thành ống nhỏ, phía trên mọc loe rộng ra.

Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, trong chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen. Ở nước ta còn trồng cây thuốc lào – Nicotiana rustica L., thân thấp hơn, lá to và dầy hơn.

2. Phân bố và trồng hái

Cây thuốc lá có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, ngày nay được trồng ở nhiều nước khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Người ta ước tính hàng năm toàn thế giới sản xuất khoảng 4 triệu tấn lá khô, trong đó ¾ sản xuất ở Châu Mỹ và các nước Châu Á. Những nước sản xuất nhiều thuốc lá trên thế giới là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Braxin, Nga…

Ở nước ta thuốc lào thường được trồng tập trung ở một số tỉnh Hải Dương, Hải Phòng (Tiên Lãng- Vĩnh Bảo). Thuốc lá được trồng ở nhiều tỉnh như: Vĩnh Phú, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Gia Lai – Kon Tum, Đắc Lắc…Thuốc lá được trồngbằng hạt. Thời vụ gieo trồng thay đổi tùy theo giống và điều kiện khí hậu. Ở nước ta thường trồng vào tháng 12 và thu hoạch vào tháng 4-6.

3. Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Bộ phận dùng: lá (Folium Nicotianae)

Trong lá có alcaloid là hoạt chất, trong đó alcaloid là một chất lỏng sánh, bay hơi được, mùi hắc, vị nóng, cay. Khi tinh khiết thì không màu nhưng để ngoài ánh sáng và không khí sẽ ngả màu nâu, nicotin tan trong nước, rất tan trong các dung môi hữu cơ. Ngoài ra còn có một số alcaloid phụ có cấu trúc hóa học tương tự như: Nornicotin, nicotyrin, anabasin, nicotelin, myosmin…Ở một số giống thuốc lá lại có nornicotin hoặc anabasin là alcaloid chính.

Ngoài ra, còn có các chất kiềm bay hơi pyridin, glucid (khoảng 40%), protein (có vai trò quan trọng trong màu sắc và hương vị của thuốc lá), ít tinh dầu, muối vô cơ, các men…

Trong hạt có 35-40% dầu.

4. Tác dụng và công dụng

Liều nhỏ nicotin có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật, nhưng liều cao gây liệt. Với liều 50 – 100mg nicotin sẽ làm chết người lớn do ngạt thở.

Nicotin vào cơ thể sẽ bị phân hủy nhanh chóng nhất là đối với người nghiện. Những người nghiện thường xuất hiện một số bệnh mãn tĩnh ở đường hô hấp, là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư phổi.

Thuốc lá và thuốc lào ít dùng làm thuốc cho người, trong nhân dân thường dùng đắp lên chỗ đứt tay, chân để cầm máu. Đối với súc vật, đôi khi người ta cũng dùng thuốc lá, thuốc lào để chữa ghẻ, chấy rận, bọ chó. Tránh bôi vào những chỗ bị sây sát vì dễ gây ngộ độc.

Lượng thuốc lá hàng năm thu hoạch trên thế giới chủ yếu để phục vụ nhu cầu hút thuốc. Mặc dù thuốc lá có chất độc nhưng việc tiêu thụ thuốc lá trên thế giới ngày càng một tăng. Ngày nay nhiều nước trên thế giới ngoài việc tăng cường giáo dục, vận động không hút thuốc lá đã có những biện pháp pháp lý để hạn chế việc hút thuốc nhất là đối với thiều niên.

Nicotin lấy từ thuốc lá hoặc dư phẩm của công nghiệp thuốc lá có chứa nicotin được dùng làm thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Nicotin cũng là nguyên liệu để chế tạo acid nicotinic và amid – nicotinic. Acid nicotinic tự do cũng được dùng làm thuốc giãn mạch ngoại biên và chống tăng lipid huyết.

Thân cây thuốc lá được dùng để sản xuất cellulose là giấy và bìa cứng đóng gói. Dầu hạt thuốc lá dùng trong kỹ nghệ sơn và vecni vì là một loại dầu khô được.

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN TROPANCÀ ĐỘC DƯỢC CÀ ĐỘC DƯỢC

Cây cà độc dược còn được gọi là cà dược, cà diên, mạn đà la.

Hình 6.9. Cây,Qủa Cà Độc Dược (Datura meteL)

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)