Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 109 - 111)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Để khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến 37 đồng chí Hiệu trưởng và 120 giáo viên. Tổng cộng 157 người. Nội dung khảo sát như sau:

Đồng chí cho biết ý kiến của mình về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh tại các trường THCS huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Bảng 3.1: Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh tại các trƣờng THCS huyện Sơn Dƣơng

TT Các biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần thiết Cần thiết không cần

thiết Rất khả thi Khả thi không khả thi

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1

Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh

123 78,3 34 21,66 0 0 132 84,1 25 15,9 0 0

2

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh PCMT xâm nhập nhà trường

112 71,3 26 16,56 19 12 98 62,4 37 23,6 22 14,0

3

Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh

128 81,5 29 18,47 0 0 128 81,5 29 18,5 0 0

4

Quản lý HĐGD học sinh PCMT xâm nhập nhà trường thông qua hoạt động dạy học của GV

101 64,3 45 28,66 11 7,0 92 58,6 48 30,6 17 10,8

5

Quản lý HĐGD học sinh PCMT xâm nhập vào nhà trường thông qua các hoạt động GD ngoại khoá

110 70,1 39 24,84 8 5,1 97 61,8 45 28,7 15 9,6

6

Tăng cường quản lý và xây dựng CSVC, kỹ thuật, kinh phí phục vụ HĐGD học sinh PCMT

95 60,5 56 35,67 6 3,8 86 54,8 58 36,9 13 8,28

7 Quản lý hoạt động xây

dựng các phong trào thi đua 84 53,5 61 38,85 12 7,6 99 63,1 41 26,1 17 10,8

8

Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên nên thưởng

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Về cơ bản cả 8 biện pháp mà tác giả đề xuất đều đã được trên 80% các cán bộ quản lý và giáo viên tán thành, đại đa số các ý kiến cho rằng 8 biện pháp đều mang tính khả thi để làm tốt công tác giáo dục PCMT cho học sinh THCS huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Điều đó chứng tỏ các biện pháp này hoàn toàn có thể áp dụng nhằm GD học sinh phòng chống TNMT xâm nhập vào nhà trường THCS huyện Sơn Dương – địa bàn có những điểm “nóng” về TNMT hiện nay của tỉnh Tuyên Quang.

Kết luận chƣơng 3

Giáo dục phòng, chống ma túy hiện nay trong nhà trường phổ thông là một trong nhưng nội dung cấp thiết. Mỗi thành viên trong môi trường giáo dục cần chủ động thông tin cho nhau về tình hình học tập của học sinh hoặc những biểu hiện nghi ngờ. Cần xác định rõ mục tiêu, nội dung kiến thức cần và đủ trong các bộ môn về giáo dục phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội.

Tuy vậy, kết quả giáo dục phòng, chống ma túy tuỳ thuộc rất nhiều ở biện pháp giáo dục; mỗi phương pháp có một ưu thế riêng với từng đối tượng riêng. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, đối với những đối tượng khác nhau cần có những biện pháp khác nhau phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy trong nhà trường, ngoài việc tích hợp vào các môn học thì sự đóng góp to lớn của sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho ta kết quả giáo dục cao. Chúng ta tin tưởng rằng sự liên kết chặt chẽ và có hiệu quả đó sẽ đem lại sự thành công trong hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh, sinh viên nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)