Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 83 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1.2.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để nâng cao nhận thức cho CBGV, CNV và HS trong nhà trường, cần tập trung vào một số nội dung và cách thức thực hiện sau:

* Về nội dung: Trang bị, cung cấp các kiến thức cơ bản (khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, tác hại) về ma túy nói chung và nguy cơ ma túy xâm nhập vào nhà trường THCS nói riêng; những hiểu biết về tình hình vi phạm TNMT trên địa bàn và trong trường học; hình thành thái độ quan tâm và có trách nhiệm trong công tác phòng chống TNMT xâm nhập vào nhà trường cho CBGV, NV.

* Cách thức thực hiện:

- Tổ chức huy động, tìm hiểu các nguồn tài liệu có liên quan đến MT qua tổ chức phong trào sưu tầm, mua các tài liệu có kiến thức cơ bản về MT, xây dựng tủ sách phòng chống MT.

- Chỉ đạo việc phổ biến, trang bị các kiến thức về MT thông qua việc phát tài liệu tự nghiên cứu và viết báo cáo thu hoạch, thảo luận, thi tìm hiểu,… nhằm nâng cao hiểu biết những kiến thức về MT.

- Mời các chuyên gia về GDPCMT hoặc đại diện cơ quan công an huyện báo cáo về tình hình vi phạm TNMT trên địa bàn và nguy cơ xâm nhập vào nhà trường nhằm nâng cao hiểu biết, thái độ quan tâm của mọi lực lượng GD và cả HS đối với công tác phòng chống ma túy.

- Mời các chuyên gia về tâm lý nói chuyện về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS, từ đó khẳng định đây là lứa tuổi dễ bắt chước, dễ bị lôi kéo, dễ sa ngã vào ma túy. Trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm lứa tuổi, GV có những định hướng giáo dục phù hợp với lứa tuổi để có được hiệu quả GD tốt nhất.

- Tổ chức diễn đàn phòng chống ma túy cho học sinh THCS có sự tham gia của đại diện các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường (gia đình – nhà trường – xã hội) nhằm nhấn mạnh ưu điểm, thế mạnh của từng lực lượng.

- Tìm hiểu hoàn cảnh những HS có sử dụng hoặc có biểu hiện liên quan đến MT trong nhà trường, chỉ rõ nguyên nhân, biểu hiện, tác hại mà MT gây ra đối với HS đó về nhân cách, đạo đức, sức khỏe cũng như kết quả học tập văn hóa. Qua đó, các lực lượng GD thấy được sự cần thiết của công tác GD phòng chống ma túy và xác định rõ thái độ quan tâm và trách nhiệm của mình trong công tác này.

- Cập nhật các thông tin về TNXH nhất là tình hình vi phạm TNMT, về công tác PCMT tại các nhà trường THCS trong huyện nhằm giúp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 83 - 85)