Một số dấu hiệu để có thể phát hiện các em đang sử dụng ma túy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 34 - 129)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.4.3.Một số dấu hiệu để có thể phát hiện các em đang sử dụng ma túy

- Hút bồ đà: có mùi khét, khó ngửi

- Hít heroin: các em để heroin lên trên miếng giấy bạc, đốt lửa ở dưới cho khói trắng bay lên rồi hít khói bằng một ống nhỏ ngậm trong miệng.

- Chích ma túy cho nhau.

- Về dấu hiệu tiêm chích ma túy, có thể nhìn thấy dấu kim ở các mạch máu trên mu bàn tay, vùng cổ tay, mặt trên khuỷu tay, hay mặt trong mắt cá chân của các em.

- Dấu hiệu huỷ hoại thân thể: dùng dao, vật bén rạch hoặc dùng đầu thuốc lá đốt cổ tay, khuỷu tay để lại sẹo.

- Khi thiếu ma túy có thể có dấu hiệu ngáp vặt, chảy nước mắt, nước mũi, đau nhức vật vã, bồn chồn sợ hãi, tìm mọi cách để có ma túy.

- Cần lưu ý rằng việc dùng các loại thuốc thử nước tiểu không chắc là phát hiện được ma túy. Nếu thử nước tiểu cách xa cữ dùng ma túy cuối cùng thì không phát hiện được. Thử nước tiểu không phải là cách phát hiện được tất cả các loại ma túy. Do đó thử nước tiểu mà không phát hiện được ma túy cũng không chắc là không có nghiện ma túy. Chỉ xem đây là biện pháp bổ sung cho chắc chắn.

Ngoài ra, khi mới sử dụng ma túy, các em thường tìm mọi cách để giấu người thân, gia đình hành vi dùng ma túy của mình. Khi đã bị nghiện các em thường có những biểu hiện như:

- Giờ giấc thất thường, hay ra khỏi nhà vào những giờ cố định hoặc tranh cãi, thuyết phục người trong nhà để được tự do hơn trong giờ giấc sinh hoạt, thoát khỏi sự quản lý của gia đình.

- Tính tình trở nên hung dữ, quậy phá, có những lúc các em hưng phấn, cười nói vô cớ, nói nhiều những câu chuyện cứ lặp đi lặp lại. Có lúc ủ rũ, uể oải, hay ngáp vặt, ít chịu tiếp xúc với người thân trong gia đình, ít quan tâm đến vệ sinh cá nhân.

- Không giao tiếp với người nhà, trốn vào một góc riêng biệt để lơ mơ, lim dim tận hưởng cơn phê ma túy.

- Dễ bị kích động, dễ bị tự ái. Các em có những biểu hiện tranh cãi, đôi khi thuyết phục những người trong gia đình để đạt được những nhu cầu cá nhân.

- Hay nói dối về việc sắp xếp thời gian làm việc cá nhân.

- Học hành sa sút, bê trễ không chú ý nghe giảng bài, năng lực hoạt động ngày càng giảm, không còn tinh khôn và có thể dẫn đến nghỉ học hoặc bỏ học.

- Buồn ngủ, ngáp dài, uể oải như người mất ngủ, mất sự linh hoạt tinh thông, lơ đãng thường ngủ gật trong lớp.

- Mắt đỏ lờ đờ do bị kích thích.

- Thiếu tập trung trong công việc, lười biếng lơ là với các sở thích trước đây. - Ngại giao tiếp với người thân, thích ở một mình riêng biệt.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt, thức khuya, dậy muộn, ăn uống bất thường. - Nhu cầu sử dụng tiền ngày một tăng, thường xin tiền nhiều nhưng không sử dụng vào những lý do chính đáng.

Bảng 1.3: Những biểu hiện khi nghiện một số loại ma túy thƣờng gặp

TT Loại ma

túy Khi lên cơn nghiện Khi phê thuốc

1 Thuốc an thần gây ngủ, ma túy tổng hợp - Nóng nảy, bồn chồn bứt rứt, dễ gây gổ với mọi người. - Ngáp vặt, chảy nước mắt, nước mũi, chảy mồ hôi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn

- Hưng phấn, kích động, mất tự chủ, dễ sinh sự, đánh nhau, tự huỷ hoại thân thể.

- Mặt đỏ, mắt đỏ, người nóng, uống nhiều nước.

2 Thuốc phiện

- Hoang mang, sợ hãi, nói dối như thật để xin tiền.

- Ra khỏi nhà khi đến cữ. - Đau bụng, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, đồng tử nở lớn.

- Thích ở một mình, sợ tiếng ồn, tỏ ra siêng năng làm việc vặt, kể chuyện huyên thuyên, lộn xộn. - Ngứa ngáy như có kim châm nhẹ trên da, nóng trong cơ thể, mí mắt nặng.

- Xuất hiện các cố tật: Nhổ râu, cắn móng tay, nặn mụn …

3 Cần sa

- Buồn chán, kém tập trung tư tưởng, bồn chồn cố tìm mọi cách để ra khỏi nhà, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngang bướng, phản ứng với tất cả những người trong nhà. - Nhức đầu, vã mồ hôi, mặt phờ phạc, tim đập mạnh.

- Thích nghe nhạc mạnh, nói năng, ca hát huyên thuyên, cười khóc tự nhiên, tự huỷ hoại thân thể.

- Mặt đỏ, mắt đỏ, mùi khét đặc biệt ở gáy, trên tóc, miệng.

4

Heroin

- Nóng nảy, bồn chồn hay bẻ tay, nói lý lẽ hoặc làm bất cứ điều gì để có thuốc

- Ngáp vặt, đau bụng, chảy nước mắt, vã mồ hôi, mặt bơ phờ, đồng tử nở lớn

- Thích êm dịu, trầm tư

- Thích quan hệ tình dục tập thể. - Mắt long lanh, mặt hơi nóng, mặt ngây dại, uống nhiều nước, đồng tử teo nhỏ lại.

1.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về phòng, chống ma túy

1.3.1. Đảng và Nhà nước với công tác giáo dục phòng, chống ma túy

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã và đang tạo những chuyển biến đáng khích lệ. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho mọi mặt đời sống xã hội ngày càng khởi sắc, cuộc sống của đa số người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần....

Bên cạnh những mặt tích cực đó, cũng đã nảy sinh nhiều tiêu cực xã hội; lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đặc biệt là tệ nạn xã hội đang là vấn đề nhức nhối, trong đó hiểm họa ma túy diễn ra phức tạp, gây lo lắng trong nhân dân. Để ngăn ngừa, đẩy lùi tệ nạn ma túy, bên cạnh vai trò của gia đình thì vai trò của Đảng và Nhà nước thật sự rất quan trọng bởi nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc phòng, chống ma túy.

Trước tình hình ma túy gia tăng về số lượng và ngày càng trở thành hiểm hoạ nhất là khi ma túy đã xâm nhập vào trường học tạo nên mối nguy hiểm cho an ninh xã hội và sự tồn vong của nòi giống. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và biện pháp kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tệ nạn này. Ngày 29/01/1993 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, tiếp đó ngày 30 tháng 11 năm 1996 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị 06 - CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập "Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy" gồm 14 Bộ, Ngành là thành viên để tiếp tục lãnh đạo, điều hành công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới. Năm 2000, Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm được thành lập và Luật Phòng chống ma túy đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Ngày 30 tháng 11 năm 2005, Ban Bí thư Trương ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 54/CT-TW về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Ngày 30/11/2005 Ban Bí

Chỉ thị số 54-CT/TW, về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới"; ngày 26 tháng 3 năm 2008 Bộ Chính trị (khóa X) ra Chỉ thị số 21/CT-TW về việc tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, đồng thời Quốc hội cũng đã sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự có liên quan đến tội phạm ma túy, quy định những hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho tội phạm này xuất phát từ những đòi hỏi bức bách của tình hình công tác phòng, chống ma túy của nước ta; ngày 27/6/2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1101/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; ngày 31/8/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1203/QĐ-TTg phê duyệt

Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 – 2015; ngày 21/5/2013, Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 692/TTg-KGVX về việc tổ chức các hoạt động trong “Tháng hành động phòng, chống ma tuý”, “Ngày Thế giới phòng, chống ma tuý” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý – 26 tháng 6”.

Đấy chính là những công cụ pháp lý quan trọng và toàn diện để huy động sức mạnh của Nhà nước và xã hội thực hiện cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy đạt hiệu quả cao. Mặc dù vẫn còn những điểm tồn tại hạn chế nhất định, nhưng đến nay công tác phòng chống ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng trong các lĩnh vực, trong đó có đấu tranh chống tội phạm ma túy trong học đường...

1.3.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo với công tác giáo dục phòng, chống ma túy

Học sinh ngày nay là những công dân tương lai của đất nước. Ngay từ lúc này họ đã có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ pháp luật trong đó có chiến dịch phòng, chống và kiểm soát ma tuý, phòng chống tệ nạn xã hội. Giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường có tác dụng nâng cao sức đề kháng của học sinh, sinh viên trước một tệ nạn xã hội đang phát triển, từ đó hình thành ở các em tâm lý đúng đắn trước những vấn đề liên quan đến việc phòng chống ma túy.

Ngày 11 tháng 11 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 24/CT-GD-ĐT trong đó chỉ rõ: cần phải chặn đứng, không cho tệ nạn ma túy lây lan đến trường học, phấn đấu đạt mục tiêu "Trường học không có ma túy"; ngày

Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma túy tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 692/TTg-KGVX ngày 21/5/2013 về việc tổ chức các hoạt động trong “Tháng hành động phòng, chống ma tuý”, “Ngày Thế giới phòng, chống ma tuý” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý – 26 tháng 6”; Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo và các nhà trường chỉ đạo, tổ chức thực hiện đợt cao điểm về phòng, chống ma tuý trong trường học từ ngày 01/6/2013 đến ngày 30/9/2013, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để học sinh, sinh viên nhận biết rõ hiểm hoạ của tệ nạn ma tuý, nhất là tác hại của các loại ma tuý tổng hợp, thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên”.

Chú trọng việc lồng ghép tuyên truyền phòng, chống ma tuý với các hoạt động thể thao, văn nghệ và các hoạt động phong trào khác trong học sinh, sinh viên. Tổ chức mít tinh, triển lãm tranh cổ động về phòng, chống ma tuý, thi tìm hiểu về đề tài phòng, chống ma tuý; toạ đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề về phòng, chống ma tuý,…nhằm đưa công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống ma tuý vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

- Vận động học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn ma tuý và tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma tuý trái phép trong học sinh, sinh viên. Tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý của nhà trường.

- Tổ chức tốt việc khám sức khoẻ khi tuyển sinh, khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, sinh viên; phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương tiến hành kiểm tra, xét nghiệm ngẫu nhiên việc sử dụng ma tuý và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với học sinh, sinh viên nhằm rà soát, phát hiện học sinh, sinh viên sử dụng trái phép chất ma tuý.

- Tổ chức cho học sinh, sinh viên, tập thể, đơn vị ký cam kết không liên quan đến tệ nạn ma tuý và giao ước thi đua thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma tuý giai đoạn 2012-2015 vào dịp đầu năm học 2013-2014.

- Phối hợp chặt chẽ với địa phương, gia đình để quản lý học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè; Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo tham gia thường xuyên vào các hoạt động câu lạc bộ, văn nghệ, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa tệ nạn ma tuý.

Trên cơ sở đó giúp cho học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn đối với việc lựa chọn một cuộc sống lành mạnh, đối với những vấn đề có liên quan đến TNMT: Không dùng ma túy, không sử dụng ma túy dưới bất cứ hình thức nào, không tham gia sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán ma túy, không rủ rê, lôi kéo, tổ chức cho người khác sử dụng ma túy. Tích cực vận động những người thân trong gia đình, bạn bè tham gia PCMT.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong các trƣờng THCS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.1. Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDPCMT trong trường học

1.4.1.1. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy trong trường học

Giáo dục phòng chống ma túy trong trường học giúp cho học sinh có hiểu biết về ma túy và chất gây nghiện; xác định được nguyên nhân nghiện ma túy và các chất gây nghiện; biết tác hại của việc sử dụng ma túy, các chất gây nghiện, nhận biết rõ hiểm hoạ của tệ nạn ma tuý, nhất là tác hại của các loại ma tuý tổng hợp, thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên”; trình bày được những qui định của nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc sử dụng ma túy; xác định được những hành vi phạm pháp liên quan đến ma túy theo qui định của pháp luật; rèn luyện kỹ năng phòng tránh ma túy; ủng hộ tham gia các hoạt động phòng chống ma túy phù hợp với độ tuổi.

Để làm tốt công tác giáo dục phòng chống ma túy, người giáo viên cần gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về PCMT; có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục PCMT để vận dụng vào trong công tác giáo dục PCMT

trong học đường; có ý thức thường trực giáo dục PCMT cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa ở trường; nhà trường phải chủ động thiết kế mối liên quan trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục PCMT giúp học sinh tránh xa tệ nạn này.

Cần phải chuyển dần từ việc phòng chống ma tuý sang việc tự phòng chống ma tuý của học sinh, sinh viên, để qua đó rèn luyện kỹ năng, lối sống đẹp trong trường học, góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để mỗi nhà trường thực sự là pháo đài phòng chống ma túy.

1.4.1.2. Nội dung giáo dục phòng chống ma túy trong trường học

Giáo dục PCMT trong trường học là một nội dung giáo dục nằm trong phạm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 34 - 129)