9. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Đảng và Nhà nước với công tác giáo dục phòng, chống ma túy
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã và đang tạo những chuyển biến đáng khích lệ. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho mọi mặt đời sống xã hội ngày càng khởi sắc, cuộc sống của đa số người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần....
Bên cạnh những mặt tích cực đó, cũng đã nảy sinh nhiều tiêu cực xã hội; lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đặc biệt là tệ nạn xã hội đang là vấn đề nhức nhối, trong đó hiểm họa ma túy diễn ra phức tạp, gây lo lắng trong nhân dân. Để ngăn ngừa, đẩy lùi tệ nạn ma túy, bên cạnh vai trò của gia đình thì vai trò của Đảng và Nhà nước thật sự rất quan trọng bởi nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc phòng, chống ma túy.
Trước tình hình ma túy gia tăng về số lượng và ngày càng trở thành hiểm hoạ nhất là khi ma túy đã xâm nhập vào trường học tạo nên mối nguy hiểm cho an ninh xã hội và sự tồn vong của nòi giống. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và biện pháp kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tệ nạn này. Ngày 29/01/1993 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, tiếp đó ngày 30 tháng 11 năm 1996 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị 06 - CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập "Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy" gồm 14 Bộ, Ngành là thành viên để tiếp tục lãnh đạo, điều hành công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới. Năm 2000, Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm được thành lập và Luật Phòng chống ma túy đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Ngày 30 tháng 11 năm 2005, Ban Bí thư Trương ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 54/CT-TW về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Ngày 30/11/2005 Ban Bí
Chỉ thị số 54-CT/TW, về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới"; ngày 26 tháng 3 năm 2008 Bộ Chính trị (khóa X) ra Chỉ thị số 21/CT-TW về việc tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, đồng thời Quốc hội cũng đã sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự có liên quan đến tội phạm ma túy, quy định những hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho tội phạm này xuất phát từ những đòi hỏi bức bách của tình hình công tác phòng, chống ma túy của nước ta; ngày 27/6/2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1101/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; ngày 31/8/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1203/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 – 2015; ngày 21/5/2013, Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 692/TTg-KGVX về việc tổ chức các hoạt động trong “Tháng hành động phòng, chống ma tuý”, “Ngày Thế giới phòng, chống ma tuý” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý – 26 tháng 6”.
Đấy chính là những công cụ pháp lý quan trọng và toàn diện để huy động sức mạnh của Nhà nước và xã hội thực hiện cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy đạt hiệu quả cao. Mặc dù vẫn còn những điểm tồn tại hạn chế nhất định, nhưng đến nay công tác phòng chống ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng trong các lĩnh vực, trong đó có đấu tranh chống tội phạm ma túy trong học đường...