9. Cấu trúc luận văn
2.3.3.4. Những khó khăn
Tình hình TNMT trên địa bàn huyện Sơn Dương diễn ra ngày một phức tạp, đa dạng và có nguy cơ phát triển nhanh, trong khi các lực lượng chuyên trách chưa đủ mạnh để trấn áp.
Về phía GV, do đặc điểm nội dung chương trình nên GV dạy phòng chống ma túy chủ yếu là GV dạy môn Sinh học và GV dạy môn GDCD. Thế nhưng đội ngũ GV dạy hai môn này của Sơn Dương hiện nay đang thiếu, nhiều trường GV phải dạy chéo môn hoặc nếu có phải dạy số tiết/tuần quá lớn cho nên không thể đầu tư soạn giảng và tổ chức GD học sinh một cách chu đáo, cẩn thận và lôi cuốn các em.
Về phía xã hội, một số cơ quan, ban ngành đoàn thể cho rằng hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy là trách nhiệm của chính quyền và công an nên có thái độ thờ ơ, không quan tâm phối hợp, hỗ trợ.
Về phía gia đình, nhiều PHHS do mải làm kinh tế không quan tâm sâu sát tới việc học tập của con em mình và giao hết việc GD con cho nhà trường, nhất là GD phòng chống ma túy cho nên dẫn tới tình trạng con vi phạm tệ nạn xã hội, sử dụng ma túy lúc nào không biết.
Về CSVC, kinh phí và trang thiết bị, tuy có được đầu tư song chưa đồng bộ hoặc chủ yếu phục vụ dạy - học các bộ môn chính khoá trong chương trình mà có rất ít để phục vụ công tác GD phòng chống ma túy.
Kết luận chƣơng 2
Trong những năm qua, việc thực hiện phòng, chống ma túy xâm nhập nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang rất tích cực và đạt nhiều kết quả tốt. Hiện nay, trong các trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Dương tuy không còn học sinh nghiện ngập ma túy nhưng một số đông học sinh do tác động của bạn bè ngoài xã hội vẫn thường xuyên la cà, lui tới các quán cà phê, karaoke … Đây là đối tượng rất cần sự quan tâm của nhà trường, gia đình để giáo dục, trang bị những kiến thức cần thiết về cac tác hại của ma túy, giúp các em có nhận thức đúng và cương quyết nói không với ma túy. Chính vì lẽ đó công tác giáo dục phòng, chống ma túy là việc làm thường xuyên và lâu dài.
Các lực lượng trong và ngoài nhà trường như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh … có nhiều đóng góp tích cực trong việc giáo dục phòng, chống ma túy đối với thanh thiếu niên nói chung và trong học sinh nói riêng. Các trường hoàn toàn thực hiện đúng và đủ các chủ trương của Bộ ngành, nhưng việc thực hiện không được tiến hành thường xuyên, liên tục, công tác tuyên truyền giáo dục chưa đi vào chiều sâu còn mang nặng tính phong trào, hình thức. Công tác tổ chức dạy tích hợp liên môn chưa theo kịp với những thủ đoạn, hình thức tinh vi của bọn mua bán ma túy.
Giữa gia đình và nhà trường chưa có sự liên hệ chặt chẽ thường xuyên trong việc quản lý con em mình. Chính quyền địa phương chưa triệt để hỗ trợ nhà trường xây dựng khu vưc xung quanh trường an toàn sạch, đẹp.
Tuy nhiên, muốn giáo dục phòng, chống ma túy hiệu quả hơn đòi hỏi phải có sự đầu tư dài hơi, tạo sự phong phú trong nội dung tuyên truyền và loại hình hoạt động không chỉ tập trung vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm và một số hoạt động ngoại khoá. Một mặt phải chú ý lồng ghép giáo dục phòng, chống ma túy thông qua các bộ môn khác như: giáo dục công dân, địa lý, sinh học … Đó cũng chính là một số biện pháp tôi sẽ trình bày ở chương tiếp theo nhằm góp một phần nhỏ để cùng toàn ngành giáo dục phòng, chống ma túy đạt hiệu quả hơn.
Chƣơng 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG MA TÚY XÂM NHẬP HỌC ĐƢỜNG TRONG CÁC
TRƢỜNG THCS Ở HUYỆN SƠN DƢƠNG - TUYÊN QUANG 3.1. Các nguyên tắc định hƣớng trong việc xây dựng các biện pháp
Như đã trình bày trong phần lý luận, nguyên tắc chính là những luận điểm cơ bản, những quy tắc chuẩn, có tính quy luật của lý luận. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý xâm nhập tại các trường THCS huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: