Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 87 - 92)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hộ

trong hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Tham gia công tác GD học sinh không chỉ có GV mà còn rất nhiều lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Lực lượng GD trong nhà trường là công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP.HCM,… Lực lượng GD ngoài nhà trường bao gồm: gia đình, chính quyền địa phương, công an, Hội phụ nữ, y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ,…. Mục tiêu của biện pháp này là huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng vào công tác GD học sinh phòng chống ma túy xâm nhập nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Phối hợp các lực lượng GD trong nhà trường: a) Phối hợp các lực lượng GD trong nhà trường:

*Phối hợp với tổ chức CĐ trường: Phải tăng cường phối hợp với tổ chức CĐ để phát huy sức mạnh của tổ chức này trong công tác GD học sinh PCMT xâm nhập vào nhà trường. Nguyên tắc phối hợp: cộng tác trên cơ sở tôn trọng chức năng, nhiệm vụ, vai trò của nhau, không được làm ảnh hưởng lẫn nhau, vì nhiệm vụ GD chung. Phối hợp với CĐ bằng các nội dung sau:

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi công đoàn viên – mỗi CBGV, CNV trong nhà trường về công tác PCMT.

- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác GD phòng chống ma túy cho công đoàn viên là GV .

- Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành: “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức HCM”,… Mục đích việc thực hiện các cuộc vận động này là khích lệ, động viên CBGV, NV trong trường sống và làm việc mẫu mực, là tấm gương sáng cho HS noi theo, đồng thời có trách nhiệm với HS, yêu thương, quan tâm, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, những biểu hiện bất thường của các em để kịp thời giúp đỡ, hướng dẫn các em vượt qua những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập,…

- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” một cách cụ thể trong nội dung GDPCMT. Nhà trường và CĐ cần tổ chức những buổi giao lưu giữa các lực lượng trong nhà trường về công tác PCMT, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề vế sức khỏe sinh sản vị thành niên, GD giới tính, tình bạn khác giới tuổi vị thành niên,…

Để việc phối hợp có hiệu quả, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, động viên, khen thưởng, nhắc nhở kịp thời để CĐ hoạt động một cách linh hoạt, chủ động. Ngược lại, CĐ cần thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình phối hợp, chủ động công việc, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình vận dụng vào thực tế công tác GDPCMT.

* Phối hợp với Đoàn TNCS.HCM và Đội TNTP.HCM.

Trong nhà trường, Đoàn, Đội là nơi Ban giám hiệu nhà trường phối hợp để tổ chức thực hiện các phong trào. Đoàn, Đội hoạt động tốt, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng việc tổ chức thi đua học tập, rèn luyện tốt cho HS. Do vậy, nhiệm vụ GD học sinh PCMT không nằm ngoài nhiệm vụ của Đoàn, Đội. Khi phối kết hợp với Đoàn, Đội, Hiệu trưởng cần quan tâm một số nội dung sau:

Chỉ đạo Đoàn, Đội xây dựng kế hoạch theo chủ đề năm học, trong đó đưa GDPCMT thành một nội dung hoạt động của Đoàn, Đội. Trong nội dung này, Đoàn, Đội phải thể hiện cụ thể : mục tiêu, công việc cụ thể, thời gian thực hiện, phân công người phụ trách, biện pháp, tổng kết, đánh giá,,…theo tháng, học kì, năm học. Nội

- Chỉ đạo Đoàn, Đội thực hiện các hình thức GD khác nhau, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm thu hút tất cả HS ở các khối lớp tham gia.

- Chỉ đạo các hoạt động có tính chất “điểm”. Thông thường mỗi học kì nên tổ chức một hoạt động với quy mô toàn trường, tạo thành một phong trào thi đua giữa các lớp nhằm thu hút và gây ấn tượng cho HS, đồng thời để GV và HS các lớp rút kinh nghiệm cho hoạt động PCMT ở lớp mình.

- Chỉ đạo Đoàn, Đội giao lưu với liên đội trường bạn trong cụm nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm PCMT lẫn nhau.

- Chỉ đạo các đội xung kích, Sao đỏ của Liên đội ngoài nhiệm vụ theo dõi, đánh giá nền nếp, kỷ luật,… của các chi đội phải có trách nhiệm theo dõi, đánh giá cả hoạt động PCMT của các lớp tức là theo dõi, phát hiện những học sinh có liên quan đến ma túy, báo về Ban chỉ huy liên đội, GVCN, Ban chỉ đạo PCMT của trường để ngăn chặn, GD kịp thời. - Chỉ đạo Đoàn, Đội đánh giá, xếp loại, khen thưởng những chi đội và cá nhân đoàn viên, đội viên có thành tích và đóng góp nhiều cho công tác PCMT của trường.

b) Phối hợp với các lực lượng GD ngoài nhà trường:

Quá trình hình thành nhân cách HS không chỉ trong phạm vi nhà trường mà chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội. Một mình nhà trường không thể đủ để giúp các em phát triển nhân cách theo hướng tích cực mà nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài xã hội để chung tay GD các em. Cụ thể là các lực lượng sau:

* Gia đình HS: Gia đình có rất nhiều thuận lợi trong việc GD con cái. Gia đình là nơi hàng ngày, hàng giờ, từ bé đến lớn và thậm chí là cả cuộc đời các em sinh sống, gần gũi nên gia đình là người hiểu rất rõ tâm lý, tính cách, tâm tư, tình cảm. Mặt khác, trong gia đình có sự đa dạng về giới tính, tuổi tác, công việc, trình độ, hiểu biết, kinh nghiệm sống,… nên có nhiều thuận lợi để GD các em. Với những yếu tố như vậy, gia đình thực sự là một môi trường GD quan trọng đối với HS. Việc đánh giá vai trò của GD gia đình như trên không chỉ trên lý thuyết mà thực tế qua điều tra CBGV, CNV cho thấy nguyên nhân chính khiến HS dẫn đến ma túy chính là sự buông lỏng GD của gia đình. Nắm chắc vai trò và tầm quan trọng của GD gia đình,

nhà trường phải coi việc phối hợp chặt chẽ với gia đình là một biện pháp quan trọng trong các biện pháp quản lý hoạt động GD học sinh PCMT. Để hoạt động phối hợp này phát huy tối đa hiệu quả, nhà trường phải liên lạc thường xuyên với gia đình HS, tư vấn cho gia đình phương pháp GD, quản lý con theo thời khóa biểu của trường, tổ chức cho gia đình và HS ký “Cam kết không tàng trữ, sử dụng, buôn bán ma túy”. Nếu HS có những hành vi, lời nói, thái độ không bình thường ( Ví dụ : bỏ học, trốn tiết, ngủ gật, không hoàn thành bài vở ở nhà và trên lớp,…), nhà trường bằng mọi cách phải thông tin với gia đình, cùng gia đình tìm hiểu nguyên nhân, thống nhất mục đích, hành động, nội dung, phương pháp GD. Nhà trường có kế hoạch họp PHHS ngay từ đầu năm học và qua đó hướng dẫn cho PHHS những cách thức để liên lạc giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả như thông qua: Điện thoại, thông qua hệ thống phát thanh của xã, thông qua các Website của nhà trường (với những trường có nối mạng)... Sự phối hợp này càng chặt chẽ, đồng bộ thì kết quả GD học sinh PCMT càng có hiệu quả cao.

* Phối hợp với cơ quan công an: Công an là cơ quan chức năng Nhà nước trực tiếp đấu tranh phòng chống các TNXH nên sẽ hỗ trợ rất lớn các nhà trường trong công tác PCMT trong trường học. Khi phối hợp với cơ quan công an, nhà trường cần chú ý các nội dung sau:

- Đề nghị cơ quan công an tăng cường điều tra, xử lý các tụ điểm TNXH như hàng quán điện tử, karaoke, …; không để hàng quán bán rượu bia, thuốc lá bán quanh cổng trường; ngăn chặn hiện tượng một số thanh niên hư tụ tập, đe doạ, lôi kéo, trấn lột HS trong và ngoài nhà trường.

- Thông qua cơ quan công an, cụ thể là công an địa phương để thu thập thông tin cơ bản là:

- Tác hại của ma túy

- Tình hình tội phạm vi phạm TNMT trên địa bàn, các vụ việc và đối tượng đã bị xử lý nhằm răn đe, nhắc nhở .

- Các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách về PCMT của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chính quyền các cấp

- Nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác PCMT đồng thời phê phán những hành vi, thái độ xấu

- Các thủ đoạn tinh vi của kẻ xấu nhằm lôi kéo, dụ dỗ mọi người, nhất là thanh thiếu niên nhằm giúp mọi người đề cao cảnh giác.

- Hướng dẫn cách phát hiện những người có biểu hiện sử dụng, tàng trữ, buôn bán ma túy để giúp mọi người phát hiện kịp thời người thân khi mới vi phạm. Các nội dung thông tin, tuyên truyền này sẽ giúp các tầng lớp nhân dân và HS nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác PCMT sâu rộng, tự giác, góp phần hỗ trợ nhà trường GD học sinh PCMT.

* Phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể địa phương: Ngoài Mặt trận tổ quốc, ở các địa phương hiện nay còn rất nhiều tổ chức, đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên,… Các cá nhân trong những tổ chức này rất phong phú về tuổi tác, ngành nghề, nhiều người có kinh nghiệm và hiểu biết, có uy tín, được nhân dân địa phương nể phục và tin theo. Các lực lượng này có mặt hàng ngày khắp mọi ngõ xóm, là “tai, mắt” của nhân dân. Với thế mạnh của riêng mình họ sẽ hỗ trợ đắc lực công tác GD học sinh hay chính là con, cháu của họ PCMT một cách tích cực và hữu hiệu nhất. Do vậy, khi Hiệu trưởng quan tâm phối hợp với các lực lượng này sẽ hình thành một mạng lưới GD rộng khắp, mọi lúc, mọi nơi, mọi người trên địa bàn mình phụ trách, tạo thế giáo dục kiềng ba chân (gia đình - nhà trường- xã hội) vững chắc và hiệu quả.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện thành công biện pháp phối hợp các lực lượng GD, Hiệu trưởng cần quan tâm các điều kiện sau:

- Các lực lượng GD đều có nhận thức và thái độ quan tâm tới công tác GD học sinh PCMT;

- Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp GDPCMT với các lực lượng, các tổ chức;

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm từng tổ chức, Hiệu trưởng phối kết hợp để chỉ đạo các lực lượng này phát huy thế mạnh của riêng mình;

- Xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc thường xuyên, kịp thời nhằm phục vụ việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng;

- Nhà trường, cụ thể là Hiệu trưởng phải đứng ở vị trí trung tâm điều phối hoạt động của các lực lượng GD; GD học sinh PCMT chỉ đạt hiệu quả và mục tiêu mong muốn khi có sự phối hợp đồng bộ cả ba lực lượng: gia đình - nhà trường - xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)