9. Cấu trúc luận văn
1.2.2.2. Quản lý trường THCS
* Vị trí, vai trò của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Tại Điều 4, Luật giáo dục 2005 quy định: Các cấp học và trình độ đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu học, THCS, THPT; Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Giáo dục đại học và sau đại học đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Vị trí của trường THCS được xác định trong Điều lệ trường trung học như sau: “Trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường
Có thể nói, giáo dục THCS là một bậc học quan trọng trong Hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là cấp học nối tiếp chương trình giáo dục tiểu học và là bước chuẩn bị để HS có thể tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc học các trường nghề, hay đi vào đời sống lao động.
* Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục THCS
- Mục tiêu: Điều 27, Luật giáo dục năm 2005 quy định: Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học ở THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
- Nội dung: Điều 28, Luật giáo dục 2005 quy định: “ Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu vể kĩ thuật và hướng nghiệp”.
- Phương pháp: Luật giáo dục 2005, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” .
* Người hiệu trưởng trường THCS
Ở trường THCS, Hiệu trưởng nhà trường là chủ thể quản lý. Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi HĐGD của nhà trường. Luật Giáo dục 2005 quy định trách nhiệm của người Hiệu trưởng tại Điều 54 như sau: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”.