9. Cấu trúc luận văn
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp này là toàn trường và 100% đơn vị lớp thống nhất các hoạt động theo một kế hoạch chung vào những thời gian thống nhất nhằm tạo thành một phong trào rộng khắp, thu hút CBGV, HS và PHHS cùng tham gia. Có xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thì các lực lượng được phân công mới chủ động bố trí, sắp xếp thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Nhờ có kế hoạch mà nhà trường và các đơn vị lớp, các cá nhân trong từng bộ phận mới phối kết hợp với nhau thực hiện để đạt mục tiêu chung và riêng. Nhờ có kế hoạch mà việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của từng lớp và toàn trường mới được thuận lợi.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để xây dựng bản kế hoạch cần:
- Xác định rõ thực trạng TNMT, thực trạng công tác PCMT của trường, những kết quả đạt được, những tồn tại mà trường chưa giải quyết được.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, điều kiện, khả năng của trường (về nhân lực, cơ sở vật chất,…) để thực hiện kế hoạch.
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn,… của các ngành, các cấp về công tác PCMT làm định hướng chính để xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Nội dung một bản kế hoạch gồm: Dự định các mục tiêu cần đạt, nội dung hoạt động, hình thức và biện pháp thực hiện, phân công người thực hiện, thời gian thực hiện, điều kiện thực hiện,…
- Phổ biến kế hoạch (có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi ) cho CBGV, NV trong trường để họ nắm bắt được các nội dung cơ bản của kế hoạch giúp họ chủ động sắp xếp, bố trí thời gian, công sức, trang thiết bị, …
- Phân công cho những người có khả năng, phù hợp với tính chất công việc. Cụ thể là người có hiểu biết về TNMT, quan tâm, nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong GD đạo đức HS, có nhiều đổi mới về phương pháp GD để thực hiện kế hoạch đã đề ra
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị. Căn cứ vào thực tế điều kiện của trường, lên danh mục các trang thiết bị sẵn có, đồng thời huy động từ các nguồn trong và ngoài nhà trường chuẩn bị phương án sử dụng cho từng hoạt động.
- Đưa ra thời gian hợp lý cho từng hoạt động cần: Căn cứ vào tính chất, nội dung hoạt động, vào khả năng của người thực hiện, điều kiện CSVC, trang thiết bị cũng như kinh phí cho hoạt động.
- Trong khi chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch cần phải tổ chức giám sát. Hoạt động này phải được thực hiện từ đầu cho đến khi kết thúc hoạt động nhằm giúp Hiệu trưởng nắm bắt được tiến trình kế hoạch diễn ra như thế nào, chỗ nào không phù hợp thì điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Giám sát cũng là cách để động viên, khích lệ, nhắc nhở người thực hiện tiến tới đạt mục tiêu.
- Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ thành công sau khi đã được đánh giá kết quả thực hiện. Hoạt động này nhằm đối chiếu, so sánh kết quả đạt được với mục tiêu dự kiến đã đặt ra, xác định tính hợp lí, hiệu quả của các hoạt động. Đánh giá kế hoạch sẽ giúp Hiệu trưởng và những người được phân công thực hiện thấy được những ưu điểm đạt được và những hạn chế, tồn tại cần rút kinh nghiệm cho những năm học kế tiếp. Khi đánh giá kế hoạch, Hiệu trưởng cần đưa ra được phạm vi đánh giá, nội dung và chỉ số đánh giá, tiến hành thu thập số liệu, phân tích số liệu.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường cần phải có những điều kiện sau:
- Bản thân người hiệu trưởng phải nắm vững lí luận về lập kế hoạch nói chung, lập kế hoạch GD nói riêng, từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch GD học sinh PCMT.
- Căn cứ vào chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác PCMT; căn cứ nhiệm vụ năm học, vào kết quả công tác này ở năm học trước.
- Hiệu trưởng phải nắm vững thực tế tình hình TNMT trong huyện, tình hình nhân lực, tình hình tài chính, khả năng, điều kiện,… của trường có thể đáp ứng cho việc thực hiện kế hoạch
- Kế hoạch phải được sự nhất trí của các tổ chức trong nhà trường.