Nội dung quản lý công tác giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập học đường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 43 - 129)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Nội dung quản lý công tác giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập học đường

đường trong các trường THCS

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác phòng, chống TNMT theo từng năm học, từng giai đoạn.

- Ban hành các quy định cụ thể của nhà trường về phòng, chống TNMT phù hợp với các quy định của pháp luật. Đưa nội dung quy định về phòng, chống TNMT vào tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá hạnh kiểm, rèn luyện của người học.

- Tổ chức khám sức khỏe khi nhập học, khám sức khỏe định kỳ cho người học; kiểm tra, xét nghiệm sử dụng ma túy ngẫu nhiên và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với các trường hợp người học có biểu hiện nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy.

- Tổ chức cho người học ký cam kết không liên quan đến TNMT, có xác nhận phối hợp quản lý của gia đình người học theo từng năm học.

- Tổ chức tiếp nhận, xử lý các thông tin có liên quan đến công tác phòng, chống TNMT của cơ sở giáo dục từ phía người học, cán bộ, nhà giáo và nhân dân.

- Lập hồ sơ theo dõi các trường hợp có liên quan đến TNMT; phân công các tổ chức, cá nhân theo dõi, giúp đỡ người học có biểu hiện nghi vấn liên quan đến TNMT để có hình thức phối hợp xử lý kịp thời.

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để người học và cán bộ, nhà giáo tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa TNMT.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác phòng, chống TNMT.

Kết luận chƣơng 1

Tệ nạn ma túy đang là mối lo ngại chung của toàn xã hội và cả toàn thế giới. Trong giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy, trước hết phải có sự kết hợp một cách hiệu quả giữa gia đình – nhà trường – xã hội để tạo thế chủ động tấn công trực tiếp ma túy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tệ nạn ma túy đang diễn biến ngày càng phức tạp và ma tuý học đường đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống ma tuý chung của xã hội.

Từ những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS, các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng về công tác phòng chống ma tuý xâm nhập học đường chính là cơ sở phương pháp luận quan trọng để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và từ đó có thể đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục PCMT cho học sinh các trường THCS huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ XÂM NHẬP HỌC ĐƢỜNG TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ở HUYỆN SƠN DƢƠNG - TUYÊN QUANG

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Sơn Dương – Tuyên Quang

2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương – Tuyên Quang

Sơn Dương là huyện trung du và miền núi nằm phía Đông Nam tỉnh Tuyên Quang, địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Phú Thọ; toàn huyện có 32 xã và 01 thị trấn với 424 thôn, tổ nhân dân; tổng diện tích tự nhiên 78.813 ha, chiếm khoảng 49,5% diện tích là đồi núi tự nhiên; dân số khoảng 182.600 người với 19 dân tộc cùng sinh sống.

- Cơ cấu kinh tế (tính đến ngày 30/6/2013): công nghiệp - xây dựng: 45%, các ngành dịch vụ: 26%, nông lâm nghiệp, thủy sản: 29%; tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm đạt 11,63%; giá trị ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân 28%; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,64%; thu nhập bình quân đầu người đạt: 1.045USD/người/năm.

- Đến nay 100% xã, thị trấn, 100% số thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá đạt 85%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hoá đạt 70%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống 19%; có 5 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới năm 2012). Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5,6%/năm (theo tiêu chí mới năm 2012); tỷ lệ che phủ của rừng đạt 55%; tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch ước đạt 65%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 58%.

- 100% số xã, thị trấn đã có Đảng bộ. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống Pháp, Tuyên Quang được Trung ương đảng, Bác Hồ chọn làm căn cứ cách mạng - Thủ đô khu giải phóng, thủ đô kháng chiến.

2.1.2. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục huyện Sơn Dương - Tuyên Quang

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế- xã hội, ngành GD&ĐT Sơn Dương trong nhiều năm nay đã có nhiều tiến bộ, đổi mới, đạt được một số thành tích đáng ghi nhận:

- Duy trì 33/33 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 31,8%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 21,5%.

- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia: Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên hàng năm, tính đến tháng 6/2013, toàn huyện có 13 trường đạt chuẩn Quốc gia (06 trường tiểu học, 06 trường THCS, 01 trường TH&THCS). Đây là điều kiện rất thuận lợi để khuyến khích phong trào thi đua chung của toàn huyện nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng như việc bảo đảm đầy đủ các điều kiện để giáo viên và hoc sinh trên địa bàn được học tập trong một ngôi trường an toàn với các điều kiện dạy học và giáo dục tốt nhất.

- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: Toàn huyện hiện có 1287 phòng học. Các nhà trường đều cơ bản có đủ diện tích đất để bố trí xây dựng trường lớp và khuôn viên... nhiều trường học được sửa chữa, xây mới, bảo đảm đủ phòng học, chương trình chiếu sáng học đường đã được triển khai ở hầu hết các trường, bàn ghế 2 chỗ ngồi, bảng chống loá, khu vệ sinh,… Các nhà trường từng bước được đầu tư xây dựng các phòng chức năng, phòng thí nghiệm - thực hành, phòng vi tính, nối mạng Internet phục vụ công tác quản lý cũng như khai thác thông tin của giáo viên, đồ dùng và phương tiện dạy học hiện đại hàng năm đều được trang bị bổ sung phục vụ công tác dạy và học.

- Về chất lượng GD: hàng năm các cấp học, bậc học đều giữ vững và nâng cao ở các cấp học. Tỉ lệ HS Tiểu học hoàn thành chương trình đạt trên 100%, tỉ lệ học sinh THCS tốt nghiệp các năm gần đây đạt trên 97%. Kết quả thi vào lớp 10 hệ công lập đạt trên 65%. Về công tác phổ cập, huyện Sơn Dương đã được công nhận là đơn vị hoàn thành phổ cập THCS.

Trong các kỳ thi học sinh giỏi, Sơn Dương thường xuyên được công nhận là đơn vị có thành tích cao của tỉnh.

* Khái quát tình hình giáo dục THCS Sơn Dương:

Năm học 2012 – 2013, huyện Sơn Dương có 31 trường THCS và 6 cơ sở gắn với trường TH&THCS với 342 lớp, 10.369 học sinh. kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục: Hạnh kiểm Tốt 6.775/10.369 đạt 65,34%, Khá 3.085/10.369 đạt 29,75%, Trung bình

507/10.369 chiếm 4,89%, Yếu 2/10.369 chiếm 0,02%; Học lực Giỏi 738/10.369 đạt 7,12 %, Khá 4.156/10.369 đạt 40,08 %, Trung bình 5.242/10.369 đạt 50,55%; Yếu 233/10.369 chiếm 2,25%. Xét tốt nghiệp THCS có 2.673 học sinh lớp 9 đăng ký xét tốt nghiệp, kết quả 2.665/2.673 tốt nghiệp đạt 99,7%; có 8/2673 trượt tốt nghiệp chiếm 0,3%. Tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2013-2014 đối với 2.638 học sinh HTCTTH, kết quả 2.572/2.638 học sinh đạt yêu cầu đạt 97,5%; còn 66/2.638 học sinh chưa đạt chiếm 2,5%, các trường tiếp tục bồi dưỡng trong hè để tuyển đợt 2.

Các trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; công tác kiểm tra, chấm, chữa bài nghiêm túc nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường; công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng được các trường quan tâm. Tổ chức các hoạt động như “thi tự làm và sử dụng thiết bị dạy học, thi thiết kế- ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy và học…” nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng hợp lý, khai thác tối đa tác dụng của các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn và phòng học bộ môn. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp nhà trường; triển khai thực hiện “Một đổi mới” và đăng ký thực hiện “Một việc tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; công tác quản lý, tự kiểm tra toàn diện của nhà trường được thực hiện khá đầy đủ, hồ sơ sổ sách được bảo quản, sử dụng, quản lý và lưu trữ tại các trường thực hiện khá nghiêm túc, đầy đủ nội dung theo yêu cầu.

Các trường tăng cường công tác quản lý toàn diện học sinh, tham gia các hoạt động giáo dục; tích cực tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý trường học, chuyên môn, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng...; công tác tuyên truyền về ATGT được các nhà trường chú ý, tích cực tuyên truyền cho học sinh và cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc, tại các cổng trường đã có các khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện ATGT.

Bảng 2.1: Bảng thống kê chất lƣợng văn hoá Năm học Số học sinh đƣợc đánh giá xếp loại Kết quả xếp loại học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % 2008 - 2009 12.569 533 4,3 4000 31,8 7257 57,7 771 6,1 3 0,02 2009 - 2010 11.723 624 5,32 4.207 35,89 6.477 55,25 414 3,53 01 0,01 2010 - 2011 10.585 607 5,7 4.105 38,8 5.573 52,6 115 2,8 4 0,04 2011 - 2012 10.489 681 6,49 4.092 39,01 5.442 51,88 274 2,61 55 0,52 2012 - 2013 10.369 738 7,12 4.156 40,08 5.242 50,55 233 2,25 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Sơn Dương)

- Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh: bên cạnh việc chú trọng công tác dạy học, phòng GD&ĐT Sơn Dương cũng hết sức quan tâm tới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh với phương châm “rèn đức” để “luyện tài”. Các chủ trương, kế hoạch giáo dục đạo đức và phòng chống tệ nạn xã hội, được Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc. Nhiều hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, công tác phong trào, TDTT, văn nghệ,… được các nhà trường tổ chức phong phú, hấp dẫn góp phần giáo dục đạo đức, thu hút sự tham gia của các em. Kết quả cụ thể công tác giáo dục đạo đức 5 năm qua được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng thống kê kết quả giáo dục đạo đức

Năm học Số học sinh đƣợc đánh giá xếp loại

Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2008 - 2009 12.569 7470 59,5 3994 31,8 1099 8,7 4 0,03 2009 - 2010 11.723 7.306 62,32 3.576 30,5 828 7,06 13 0.11 2010 - 2011 10.585 6.907 65,3 3.105 29,3 566 5,3 6 0,05 2011 - 2012 10.489 6.762 64,47 3.160 30,13 565 5,39 2 0,02 2012 - 2013 10.369 6.775 65,34 3.085 29,75 507 4,89 2 0,02

- Về đội ngũ giáo viên: Đến năm học 2012- 2013, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Cụ thể trong tổng số 711 giáo viên có 197 giáo viên (27,70%) đạt

của Sơn Dương, đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ có trình độ tin học, có khả năng khai thác và ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Đây chính là điều kiện thuận lợi và vững chắc để các nhà trường nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu mới, thu hút học sinh lòng ham mê, hứng thú trong học tập.

- Về đội ngũ cán bộ quản lý: Ngành giáo dục đào tạo huyện Sơn Dương rất coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tổ chức, sắp xếp phù hợp cân đối giữa các đơn vị trường học. 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn; 90% có trình độ trên chuẩn; 71% có bằng cấp về QLGD; 100% là đảng viên.

- Năm 2012: 100% các trường đã tổ chức đánh giá chuẩn hiệu trưởng: kết quả xếp loại xuất sắc đạt 53%; khá 47%. 100% các trường đã tổ chức đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên: kết quả xếp loại xuất sắc đạt 21,5%, khá đạt 59,8%; trung bình đạt 18,5% ; kém là 0,2%.

2.2. Nhận thức của học sinh trung học cơ sơ huyện Sơn Dương - Tuyên Quang

2.2.1. Tác hại của ma túy

Để khảo sát về hiểu biết về ma túy của học sinh, chúng tôi cho các em kể tên những chất ma túy mà các em biết, những tên được các em nêu ra gồm: heroin, moocphin, cocain, á phiện.

Bảng 2.3: Thống kê sự hiểu biết các chất ma túy của học sinh

Stt Tên các chất ma túy Số lƣợt các chất ma túy đƣợc kể tên Tổng cộng Hồng Thái (80) Trƣờng THCS Trƣờng thuộc địa bàn các xã (400)

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 Hêroin 147 61 32 11 115 60

2 Moocphin 97 40 15 5 82 35

3 Á phiện 115 57 17 7 98 40

4 Cocain 41 23 11 3 30 12

Tên các chất ma túy được học sinh các trường trên thị trấn và trường tại các xã nêu ra không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, nếu xét về giới thì phái nữ có vẻ ít hiểu biết hơn nam.

Bên cạnh các chất được các em kể tên thì còn khá nhiều loại ma túy đã xuất hiện khá lâu trên thị trường nhưng không được các em nêu ra như: Seduxen, Binotan, Amphetamin, thuốc lắc … Điều này cho thấy các em chưa tiếp xúc với các loại ma túy trên. Nhưng chính do không hiểu biết về các chất ma túy này, các em sẽ dễ bị bọn buôn bán ma túy lợi dụng.

Qua khảo sát, số học sinh kể tên 3 – 4 loại ma túy chiếm khoảng gần 20%, số học sinh kể được 1 – 2 loại chiếm trên 60%. Cho thấy sự hiểu biết về các chất ma túy trong học sinh cao, chứng tỏ công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy đạt hiệu quả cao.

Khi được hỏi "Bằng cách nào mà các em biết về các chất ma túy trên” thì có 79,16% số học sinh cho biết: thông qua báo đài, ti vi; 31.5% số học sinh cho biết do các giờ học nội khóa; 75,41% do hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp; 46,45% số hoc sinh được biết thông qua gia đình (từ cha mẹ, anh em) và 21,25% từ bạn bè.

Bảng 2.4: Nguồn thông tin về tệ nạn ma túy học sinh đƣợc tiếp cận

TT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Các phương tiện thông tin đại chúng 380 79,16

2 Các giờ học nội khóa 151 31.5

3 Các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp 362 75,41

4 Từ bạn bè 102 21,25

5 Ở gia đình 223 46,45

Bảng 2.5: Hình thức giáo dục phòng chống ma túy đƣợc học sinh ƣa thích

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 43 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)