Thực trạng công tác quản lý GDPCMT của hiệu trưởng các trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 72 - 78)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Thực trạng công tác quản lý GDPCMT của hiệu trưởng các trường THCS

Các lực lượng trong và ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh … đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc giáo dục phòng chống ma túy đối với thanh thiếu niên nói chung và học sinh nói riêng. Tuy nhiên, muốn giáo dục phòng, chống ma túy hiệu quả hơn đòi hỏi phải có sự đầu tư lâu dài, tạo sự phong phú trong nội dung tuyên truyền và các loại hình hoạt động GDPCMT.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý GDPCMT của hiệu trưởng các trường THCS huyện Sơn Dương huyện Sơn Dương

* Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng, chống TNMT xâm nhập vào nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Sơn Dương

Đứng trước thực trạng tệ nạn ma túy có nguy cơ xâm nhập vào các nhà trường trong huyện Sơn Dương, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện và trực tiếp là Phòng GD&ĐT Sơn Dương, Hiệu trưởng các nhà trường trong huyện những năm gần đây đã quan tâm chỉ đạo, quản lý công tác GD phòng chống TNMT. Đánh giá mức độ cần thiết của công tác quản lý HĐGD học sinh nhằm phòng chống TNMT xâm nhập vào nhà trường, qua trao đổi và phiếu điều tra 37 Hiệu trưởng, kết quả như sau:

Bảng 2.21: Nhận thức của Hiệu trƣởng THCS về sự cần thiết của công tác QL hoạt động GDHS phòng, chống TNMT xâm nhập học đƣờng

TT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Rất cần thiết 32 86,48

2 Cần thiết 5 13,51

3 Không cần thiết

Kết quả điều tra cho thấy 100% hiệu trưởng cho rằng đây là công tác quản lý cần thiết, không thể thiếu trong các nhà trường THCS hiện nay. Từ việc đánh giá này, các đồng chí hiệu trưởng đã nghiêm túc thực hiện chương trình và hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên.

thực tế cho thấy, các đồng chí hiệu trưởng đã tổ chức thực hiện các hoạt động ngăn chặn sự xâm nhập của TNMT vào trường mình như sau:

Bảng 2.22: Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GD HS nhằm PCMT của Hiệu trƣởng trƣờng THCS huyện Sơn Dƣơng

TT Biện pháp quản lý Mức độ thực hiện Tình hình thực hiện Thường xuyên (%) Đôi khi (%) Không bao giờ (%) Tốt (%) Bình thường (%) Không tốt (%) 1 Quản lý hoạt động dạy - học

Quản lý thực hiện chương trình giáo dục phòng chống TNXH, TNMT

83 17 0 73 27 0

Quản lý việc soạn bài và

chuẩn bị lên lớp của GV 76 24 0 74 26 0 Quản lý việc dự giờ và rút

kinh nghiệm 65 35 0 78 22 0

Quản lý kiểm tra, đánh giá

HS 30 70 0 45 55 0 Quản lý sử dụng và bồi dưỡng GV 31 69 0 35 65 0 2 Quản lý các hoạt động GD ngoại khoá - Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động GD phòng, chống TNMT 26 74 0 12 78 10 - Chỉ đạo thực hiện các hình thức GD phòng chống TNMT qua HĐNK 12 88 0 13 79 8 - Tổ chức thực hiện các hoạt động do Sở và PGD chỉ đạo 93 7 0 70 21 9 3

Quản lý sự phối hợp với các tổ chức

trong nhà trường 93 7 0 84 16 0

Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường

với gia đình 90 10 0 34 41 25

Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường

với các lực lượng xã hội khác 6 94 0 4 35 61

4 Quản lý CSVC, trang thiết bị, kinh phí

phục vụ GD phòng chống TNMT 25 75 0 22 59 19

5

Chỉ đạo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bài học sau khi thực hiện các biện pháp

Kết quả trên cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về công tác quản lý hoạt động dạy học của GV.

Có 83% hiệu trưởng thường xuyên quản lý việc thực hiện chương trình GD PCMT thể hiện qua việc lập kế hoạch giáo dục và tổ chức giảng dạy trong cả năm học, và tình hình thực hiện tốt đạt 73% . Kết quả này cho thấy có trường thường xuyên lập kế hoạch tổ chức để GV thực hiện theo tháng, theo học kì và theo năm học một cách nghiêm túc và bài bản thì việc thực hiện của GV mới nghiêm chỉnh, đầy đủ; còn nếu chỉ đạo thực hiện theo kiểu phong trào thì chắc chắn GV chỉ thực hiện một cách hình thức, chiếu lệ và không đem lại hiệu quả GD như mong muốn.

Có 17% hiệu trưởng chưa thực sự quan tâm quản lý việc thực hiện chương trình của GV trong trường. Sở dĩ như vậy vì một số Hiệu trưởng chưa nhận thức đúng nguy cơ MT xâm nhập vào nhà trường và vai trò công tác GD phòng, chống ma túy trong học đường, hoặc vẫn xem nhẹ công tác này.

- Thực trạng quản lý hoạt động soạn giảng và chuẩn bị bài lên lớp của GV: Có 76 % Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, góp ý, nhắc nhở, động viên. Chúng ta đều biết có soạn giảng cẩn thận, có chuẩn bị đồ dùng, trang thiết bị đầy đủ thì tiết dạy mới đạt mục tiêu đề ra nghĩa là tỉ lệ HS tiếp thu được kiến thức cao.Việc quản lý sát sao, thường xuyên sẽ tác động lớn đến chất lượng soạn giảng và chuẩn bị bài của GV, cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả phòng ngừa trong HS. Việc 24% Hiệu trưởng chưa quản lý một cách thường xuyên hoạt động này phần nào hạn chế chất lượng soạn giảng cũng như chất lượng dạy học của GV.

-Thực trạng quản lý việc dự giờ và đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy GD học sinh phòng, chống MT: Qua điều tra thực tế cho thấy đa số các Hiệu trưởng đã thường xuyên quan tâm tới hoạt động này. Tuy nhiên có tới hơn 1/3 Hiệu trưởng đã xem nhẹ việc dự giờ, thăm lớp nên khó nắm bắt tình hình thực hiện lồng ghép nội dung GD phòng, chống MT của GV. Nếu không thường xuyên dự giờ, thăm lớp, rất có thể sẽ dẫn đến việc GV giảng dạy qua loa, chiếu lệ.

- Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá HS: Thực hiện công tác này sẽ tác động đến việc dạy và học của cả hai đối tượng là GV và HS. Thông thường hình thức kiểm tra, đánh giá của GV hiện nay là kiểm tra miệng, kiểm tra viết.

Tuy nhiên GD phòng chống MT lại không phải là một môn học chính thức trong nhà trường mà chủ yếu là dạy lồng ghép, dạy chuyên đề hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp nên việc kiểm tra, đánh giá theo hai hình thức trên gặp khó khăn nên chưa thực sự được quan tâm. Thực tế việc đánh giá HS thực hiện nội dung phòng chống ma túy chỉ chủ yếu dừng ở việc thống kê số HS vi phạm và trực tiếp GD từng em.

Chính vì vậy mà chỉ có 30% hiệu trưởng quan tâm kiểm tra, đánh giá HS một cách thường xuyên. Đây là một mặt yếu trong khâu quản lý HĐGD phòng, chống ma túy của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Sơn Dương.

- Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng GV: Có 69% hiệu trưởng chưa thường xuyên quan tâm việc phân công, sử dụng đúng GV có năng lực và bồi dưỡng nâng cao tay nghề GV trong công tác GD phòng, chống ma túy. Việc giảng dạy lồng ghép nội dung phòng chống ma túy chủ yếu thực hiện ở bộ môn Sinh học và GDCD thế nhưng đội ngũ GV hai bộ môn này của hầu hết các nhà trường trong huyện đang thiếu, số tiết của GV cao hơn quy định rất nhiều, thậm chí có đồng chí còn phải dạy trái phân môn đã đào tạo nên GV không có điều kiện để đầu tư chuyên sâu các kiến thức cũng như phương pháp GD phòng chống TNXH, TNMT. Do vậy, việc bồi dưỡng nội dung này gặp nhiều khó khăn nên dẫn tới chất lượng giảng dạy cũng như tay nghề của GV không cao.

* Thực trạng việc quản lý các hoạt động GD ngoại khoá

Ngoài việc quản lý GD phòng chống ma túy thông qua việc dạy học, Hiệu trưởng còn chỉ đạo việc thực hiện các hình thức GD phòng, chống ma túy qua các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, các buổi GDNGLL với các loại hình phong phú, hấp dẫn như: văn hoá văn nghệ, TDTT, sân khấu hoá, tìm hiểu, vấn đáp, nghe nói chuyện,… .

Tuy nhiên để tổ chức các hoạt động này một cách thường xuyên thì sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức cũng như kinh phí, do vậy chỉ có 26 % Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm tới việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động GD sinh hoạt ngoại khoá. Đây là một điểm yếu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường trong huyện Sơn Dương. Điều này gây hạn chế lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh vì theo kết quả điều tra cho thấy phần lớn các em thích tiếp cận thông tin về phòng chống ma tuý thông qua các hoạt động ngoại khoá kể trên.

Do vậy, muốn công tác này đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần đầu tư, quan tâm hơn nữa tới việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục ngoại khoá cho học sinh một cách thường xuyên hơn.

* Thực trạng quản lý việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường

Việc giáo dục học sinh phòng, chống ma túy xâm nhập vào nhà trường không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ quản lý hay giáo viên giảng dạy trực tiếp mà còn là trách nhiệm của các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: Đoàn, Đội, gia đình, chính quyền, công an, y tế,… Với những thế mạnh khác nhau, các lực lượng này sẽ hỗ trợ rất lớn cho công tác phòng, chống ma túy xâm nhập vào nhà trường.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra cho thấy Hiệu trưởng các nhà trường mới chỉ quan tâm phối hợp với các lực lượng trong trường như Đoàn, Đội hoặc phối hợp với gia đình (90%) còn lại các lực lượng khác mới chỉ dừng ở mức hình thức và vào những đợt cao điểm hay tháng phát động nên chưa tận dụng hết sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội tham gia GD phòng, chống ma túy.

* Thực trạng việc quản lý CSVC, trang thiết bị, kinh phí cho công tác GD phòng, chống ma túy xâm nhập vào nhà trường THCS

Về thực trạng CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác và mức độ sử dụng của GV được phản ánh trong bảng sau:

Bảng 2.23: Thực trạng và tình hình sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ giáo dục phòng, chống ma túy TT Các cơ sở vật chất Thực trạng các trƣờng Mức độ và hiệu quả sử dụng Không Tốt Bình thƣờng Không tốt Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) 1 Phòng truyền thống 12 32,43 25 67,56 7 58,33 3 25 2 16,66 2 Hệ thống âm thanh 37 100 0 0 29 78,37 6 16,2 2 5,40

3 Băng hình, tivi, đầu

video 37 100 0 0 15 40,54 17 45,9 5 13,5

4

Các tài liệu, tranh ảnh, panô, tủ sách phápluật

37 100 0 0 21 56,75 12 32,4 4 10,8

5 Tường rào bao quanh

trường, cổng kín 23 62,16 14 37,83 17 73,91 4 17,3 2 8,7 6 Thư viện cho học

sinh 17 45,94 20 54,05 9 52,94 5 29,4 3 17,6

7 Phòng đa năng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

8

Phòng vi tính có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả trên cho thấy 100% các trường trong huyện đã có hệ thống âm thanh, băng hình, đầu video, các tài liệu, tủ sách pháp luật, 62,16% có tường rào bao quanh trường. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện công tác GD học sinh phòng, chống ma túy xâm nhập vào nhà trường.

Tuy nhiên các CSVC và trang thiết bị còn lại không phải tất cả các trường đều có đủ mà chủ yếu tập trung ở các trường chuẩn quốc gia.

Cụ thể: - 12/37 trường có phòng truyền thống. - 17/37 trường có thư viện dành cho học sinh. - 0/37 trường có phòng đa năng.

- 11/37 trường có nối mạng Internet cho GV khai thác

Với 25 trường chưa có phòng truyền thống là một hạn chế trong việc GD đạo đức, ý thức tự hào và phát huy truyền thống của nhà trường cho HS. Số trường có thư viện cho HS đọc mới chỉ dừng ở con số 17 tức là 45,94% số trường trên tổng số toàn huyện. Với con số như vậy, rõ ràng con nhiều trường ngoài hoạt động dạy học, chưa có điều kiện giúp HS tự học, tự tìm đọc tài liệu liên quan hoạt động học tập trên lớp hoặc giải trí sau những tiết học căng thẳng trên lớp.

Vì không có trường nào có phòng đa năng, nên việc các nhà trường trong huyện thực hiện soạn giảng bằng giáo án điện tử và khai thác các phương tiện hiện đại trong việc truyền đạt kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù công nghệ thông tin và việc nối mạng Internet đã rất phổ biến nhưng số trường nối mạng phục vụ GV còn rất hạn chế, chỉ có 11 trường kết nối để phục vụ hoạt động khai thác Internet tại trường cho GV.

Trước thực tế CNTT phát triển như vũ bão và đang dần dần đóng vai trò là thế mạnh trong việc cung cấp thông tin phục vụ GD, rõ ràng việc chỉ có 11 trường có nối mạng Internet cho GV thì quả là một hạn chế lớn trong cập nhật thông tin phục vụ soạn giảng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các bài giảng của GV về công tác phòng chống ma túy chưa thu hút sự quan tâm của HS.

Vấn đề tăng cường CSVC phục vụ dạy học đang được UBND huyện và chính quyền địa phương hỗ trợ từng bước. Nói như vậy không có nghĩa là cứ có đủ CSVC và trang thiết bị thì sẽ dạy tốt, học tốt mà vấn đề đặt ra cho đội ngũ Hiệu trưởng các

nhà trường là quản lý, sử dụng sao cho hiệu quả, lâu dài và phát huy tối đa ưu điểm trong việc nâng cao chất lượng GD phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường bởi thực tế đã có không ít trường có tương đối đầy đủ CSVC và trang thiết bị nhưng do công tác quản lý việc sử dụng chưa hợp lý, GV không thường xuyên sử dụng gây ra tình trạng lãng phí không đáng có.

* Công tác chỉ đạo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp:

Với kết quả điều tra: 35 % cán bộ quản lý thường xuyên thực hiện và 65% đôi khi thực hiện cho thấy hoạt động này chưa được Hiệu trưởng các nhà trường của Sơn Dương quan tâm thích đáng.

Qua trao đổi trực tiếp với các Hiệu trưởng được biết, công tác này chỉ được thực hiện sau những tháng cao điểm hoặc sau khi kết thúc phong trào do cấp trên phát động. Vì vậy, các bài học rút rakhông được GV áp dụng ngay, đợi đến khi có dịp thực hiện thì mất tính thời sự và không còn giá trị.

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường THCS huyện Sơn Dương - Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 72 - 78)