9. Cấu trúc luận văn
1.2.3.3. Các loại ma túy thường gặp
Thuốc phiện và các chất tương tự thuốc phiện:
- Thuốc phiện là nhựa được chích ra và chế biến từ quả cây thuốc phiện (còn gọi là cây anh túc). Nhựa thuốc phiện được đóng gói dạng đặc, dẻo, màu nâu đen. Từ nhựa này người ta chế biến để thu được morphine dưới dạng viên hoặc dạng nước đựng trong ống thuỷ tinh. Heroin (còn gọi là bạch phiến) là chất được tạo ra từ morphin.
- Một số chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng tương tự morphin gọi là opiate tổng hợp. Đó là các chất: mépéridine (dolosal, dolorgan, demerol) methadone (depridol), levorphanol (levo-dromoran) …
Các chất gây ảo giác gồm có: cần sa (còn gọi là bồ đà) LSD, mescaline, psilocybin, phencyclidine …
Các chất kích thích hệ thần kinh trung ương: Thường gọi là cocain, một chất được trích ra từ là cây côca. Ngoài ra còn có amphetamin và các chất sản xuất từ amphetamin. Đặc trưng cho nhóm này là hồng phiến (còn được gọi là thuốc lắc) đây là loại thuốc mạnh hơn heroin gấp nhiều lần. Đây là loại biệt dược mới có tác dụng làm hưng phấn thần kinh, kích thích cơ thể tạo ảo giác. Thuốc này có độc hại vì nó gây viêm gan, viêm thận, huỷ hoại tế bào thần kinh. Sau một thời gian sử dụng, người nghiện sẽ rơi vào tình trạng quên lãng, rồi dần dần sẽ bị tâm thần. Những người uống thuốc lắc nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng trụy tim mạch, mất nước và sẽ dẫn đến cái chết bất ngờ.
Các chất ức chế hệ thần kinh trung ương: Là các loại thuốc an thần hay thuốc ngủ bị lạm dụng thành các loại ma túy nguy hiểm, gồm có:
- Thuốc ngủ loại Barbiturates: barbital (veronal), phenobarbital (gardénal), amobarbital (amytal), seco – barbital (seconal) còn gọi là sì - cọt, immennoctal còn gọi I - mê, binoctal (Immenoctal + amobarbital) còn gọi là bi …
- Thuốc an thần loại Benzodianzepines: diazepam (Seduxen, valium), cholorddiazepxide (librium), ni – trazepam (mogadon) …
Các loại ma túy trên thường được dùng bằng cách hút, hít, chích,uống
- Hút: Người nghiện cho heroin vào trong điếu thuốc lá rồi hút; người nghiện quấn lá cần sa (bồ đà) thành điếu rồi hút; hay sắt nhỏ lá cần sa như sợi thuốc lá rồi quấn thành điếu như điếu thuốc lá mà hút.
- Hít: Người nghiện để heroin lên mặt trên tờ giấy bạc và dùng lửa đốt phía dưới để heroin bốc thành khói trắng bay lên rồi hít khói đó hoặc nếu nghiện lâu thì có thể hít trực tiếp bột heroin vào trong mũi.
- Chích: Người nghiện hoặc chỉ chích pha ma túy vào trong hũ nước, có khi pha thêm những chất như mủ xương rồng, nước vô trong, thuốc vệ sinh phụ nữ, nước miếng, nước ngọt, thuốc đạn … vào rồi chích; các loại thuốc dạng nước như morphin, thuốc ngủ cũng thường dùng dưới dạng chích. Giới mới nghiện thường dùng viên nén để uống.
- Uống: Uống thuốc phiện, có khi uống sái (chất cặn) thuốc phiện cho qua cơn nghiện còn gọi là “ xà thầu ” (từ lóng); hoặc uống các loại thuốc ngủ.
- Nhai: Một số lá khi nhai có thể tạo nên các ảo giác.
Cá biệt có những trường hợp nghiện nặng, các mạch máu đã bị hư hại, người nghiện có thể rạch tay, rạch chân rồi chà xát ma túy vào nơi rạch để ma túy thấm vào trong máu.
Bảng 1.1: Các chất ma túy thƣờng gặp ở Việt Nam
STT Ma túy dạng thô Ma túy tổng hợp
1 Hoa cây thuốc phiện (Poppy) Moóc phin (Morphine)
2 Quả cây thuốc phiện (Poppy head) Cocain dạng bột (Pharmacopoelia cocaine) 3 Hoa Cooca (Coca flower) Cocain tinh thể màu trắng (White cocaine) 4 Lá Cooca (Coca leaf) Cocain bao bì đóng dấu Snow (tuyết) 5 Cây ma hoàng (nguồn chiết xuất
Ephidrine)
Cocain cục (crack) 6 Lá cây cần sa (Cannabis plants) Hêrôine
7 Lá cần sa khô (Ganija cannabis) Hêrôine màu nâu 8 Lá cần sa ép thành thỏi (buddha
stick cannabis)
Hêrôine và moóc phin 9 Thuốc phiện (Opium) Dolagan
10 Cây khát (Cây Cô ca tha) Methaphetamine (dạng bột) 11 Dầu cần sa MDMA – Ecstasy – kích thích
gây ảo giác
12 Nhựa cần sa Methaphetamine dạng viên
13 Methaphetamine (A)
14 Ephedrine (A)
15 Fenproporex (F)
16 Lyergide (chất gây ảo giác)
(Nguồn: Nghị định số 6767/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về việc ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất).