Quản lý HĐGD học sinh phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 92 - 104)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Quản lý HĐGD học sinh phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường thông

thông qua hoạt động dạy học của GV

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Một trong những phương pháp GD đạo đức học sinh hiện nay là thông qua dạy chữ để dạy người. Trong công tác giáo dục PCMT ở trường học, việc giảng dạy nội dung chương trình PCMT theo quy định, thông qua giảng dạy các bộ môn văn hóa và các hoạt động chuyên môn, GV ngoài việc cung cấp cho 100% HS trong trường các kiến thức về ma túy còn phải hướng dẫn các em biết thực hành các kỹ năng PCMT. Từ đó hình thành thái độ, hành vi đúng cho tất cả HS để PCMT xâm nhập vào nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình:

Phòng chống ma túy là một nội dung GD mới, không có chương trình giảng dạy riêng mà chỉ có duy nhất một bài “Phòng chống TNXH” thực hiện trong 02 tiết học 90 phút ở chương trình GDCD lớp 8. Với lượng kiến thức khổng lồ về TNXH cũng như thực trạng tình hình TNMT đang diễn ra trong đời sống xã hội, nhất là địa bàn huyện Sơn Dương thì rõ ràng 02 tiết học không thể trang bị đầy đủ các kiến thức về TNMT cũng như việc định hướng phòng ngừa cụ thể trong cuộc sống cho học sinh. Do vậy, Hiệu trưởng phải chỉ đạo các tổ chuyên môn (thường là tổ khoa học xã hội và nhóm GV dạy GDCD, Sinh học, Ngữ văn ) xây dựng nội chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện chương trình đã xây dựng thông qua các buổi học chuyên đề, các tiết học tích hợp. Chương trình cần bảo đảm các nội dung sau:

- Khái niệm chung về TNMT. Các chất ma túy thường gặp - Thực trạng TNMT trong nhà trường, trong huyện Sơn Dương

- Tác hại của ma túy đối với con người, đối với học sinh, biểu hiện của học sinh khi sử dụng ma túy

Nguyên nhân khiến học sinh bị lôi kéo, liên quan tới ma túy - Luật và chính sách về phòng chống ma túy của Đảng, Nhà nước

Trên cơ sở nội dung đã xây dựng, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ phân bổ thời lượng, phân công GV giảng dạy, bố trí thời khóa biểu, kinh phí chi cho GV lên lớp.

* Quản lý hoạt động dạy lồng ghép: Trên cơ sở các kiến thức về ma túy, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xác định phần kiến thức nào liên quan đến bộ môn do tổ, nhóm phụ trách. Căn cứ vào đó, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm xác định mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp lồng ghép. Do đặc trưng từng môn học nên chỉ có một số môn có cơ hội lồng ghép như: GDCD, Ngữ văn, Sinh học, … Cụ thể qua nghiên cứu chương trình SGK của THCS, tôi thấy có các bài sau có thể lồng ghép nội dung GD học sinh phòng ngừa TNXH, TNMT

Để GV bộ môn thực hiện hiệu quả, linh hoạt việc lồng ghép, hiệu trưởng cần lưu ý GV thực hiện lồng ghép theo cách thức sau:

+ Khi dạy một số vấn đề của nội dung một môn học nào đó có thể liên hệ đến một vài khía cạnh của TNXH và phòng ngừa TNXH . Ví dụ khi dạy bài “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật” (GDCD 9) giáo viên có thể liên hệ cho HS thực hiện luật phòng chống ma túy, luật giao thông, …

+ Cấu trúc lại nội dung bài học, bổ sung thêm đơn vị kiến thức giáo dục phòng chống TNXH vào bài học và đưa đơn vị kiến thức này trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học. Ví dụ dạy tiết Tập làm văn (Ngữ văn 9) “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”, GV có thể ra đề bài như sau: “Hiện nay tệ nạn ma túy đang có nguy cơ xâm nhập vào các nhà trường phổ thông. Em hãy viết một bài văn nghị luận về đề tài này khuyên các bạn không tham gia sử dụng, tàng trữ ma túy mà tự đánh mất bản thân mình”. Với đề bài này, GV rất dễ dàng đưa các kiến thức về ma túy (khái niệm, bản chất, tác hại,…) từ đó GD các em ý thức tránh xa ma túy và tập trung vào học tập. Để việc khai thác, lồng ghép một cách hợp lý, sinh động mà không làm làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức các môn học, Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV thực hiện các nguyên tắc sau:

- Giáo dục bảo đảm tính lôgic: Các kiến thức về phòng chống ma túy phải có mối quan hệ lôgic chặt chẽ với các kiến thức của bài học, tránh việc áp đặt, gắn ghép một cách gượng ép.

- Giáo dục bảo đảm tính phù hợp (tính vừa sức): Các kiến thức giáo dục phòng, chống ma túy khi lồng ghép vào bài học phải đảm bảo phù hợp với nhận thức, trình độ,

tâm lí lứa tuổi. Khi dạy các kiến thức này không nên đi quá sâu vừa làm ảnh hưởng nội dung bài học, vừa kích thích tính tò mò của HS dễ dẫn đến tác dụng ngược.

- Giáo dục bảo đảm tính thực tiễn: Một trong những nguyên tắc của dạy học là các kiến thức phải liên hệ với thực tiễn mới tăng được tính thuyết phục, tính sinh động, cụ thể. Điều này có nghĩa là các kiến thức về ma túy đưa vào bài phải phản ánh được tình hình TNMT của huyện Sơn Dương để HS nhận biết thực trạng TNMT trên địa bàn trong những năm gần đây đang diễn biến phức tạp, nguy cơ xâm nhập vào nhà trường là rất đáng báo động. Những số liệu, những vụ việc điển hình với những người thực, việc thực liên quan đến TNMT trên địa bàn huyện sẽ là những tư liệu quý giá, thuyết phục và khắc sâu sự hiểu biết của các em.

Chỉ đạo thực hiện chương trình phòng chống ma túy thông qua các môn học chính khóa trong nhà trường là một công việc không đơn giản, do vậy, đòi hỏi CBQL các trường THCS phải mất nhiều công sức. Để thực hiện lồng ghép ở hầu hết các môn học, Hiệu trưởng cần chỉ đạo lồng ghép điểm ở một số bộ môn có nhiều cơ hội thuận lợi như: GDCD, Sinh vật, Ngữ văn. Từ đó, Hiệu trưởng chỉ đạo GV dự giờ, rút kinh nghiệm và triển khai ở các môn học, bài học có khả năng lồng ghép được.

* Quản lý, chỉ đạo việc soạn giảng, chuẩn bị trước khi lên lớp của GV:

Do chưa có tài liệu, giáo trình chính thống, đầy đủ và thời lượng cụ thể trong chương trình nên nếu để GV tự mày mò thực hiện dễ dẫn đến tình trạng soạn giảng qua loa, chiếu lệ, không thống nhất nội dung cũng như phương pháp. Do đó, BGH và các tổ trưởng chuyên môn không thể phó mặc hoạt động này cho GV khi thực hiện các tiết có nội dung GDPCMT mà phải quan tâm chỉ đạo ngay từ khâu soạn giảng, chuẩn bị trước khi lên lớp với các nội dung sau:

- GV thực hiện soạn giảng giáo án đầy đủ, nội dung bài dạy phải bảo đảm đủ các kiến thức mà trường đã xây dựng; động viên khuyến khích GV soạn giáo án điện tử có sử dụng các phần mềm GD và khai thác Internet.

- Giáo án soạn giảng của GV phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu chung, có mục tiêu, có kiến thức, có hoạt động của thầy- trò, có phương án, hình thức tổ chức lên lớp, có đồ dùng, trang thiết bị như tranh ảnh, tài liệu, băng hình, … phục vụ nội dung phòng chống ma túy.

Để quản lý chặt chẽ hoạt động này, Hiệu trưởng cần hướng dẫn cụ thể GV và kiểm tra thường xuyên giáo án cũng như việc chuẩn bị trước khi lên lớp của GV để kịp thời nắm bắt tình hình và điều chỉnh, bổ sung nếu thấy cần thiết.

* Quản lý việc khai thác và ứng dụng CNTT vào dạy học: Với lượng kiến thức khổng lồ được khai thác trong thời gian ngắn nhất, CNTT đã hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong giảng dạy. Với đặc thù riêng, GDPCMT lại càng cần đến vai trò của CNTT. Để giúp giáo GV khai thác và ứng dụng CNTT vào giảng dạy nội dung này, Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc bồi dưỡng khả năng khai thác Internet, khai thác các địa chỉ cần thiết, các kinh nghiệm khi khai thác,…nhằm hỗ trợ GV. Việc bồi dưỡng có thể mời các chuyên gia về mạng dạy tập trung cho GV kết hợp với việc tực học hỏi lẫn nhau của giáo GV. Sau khi đã bồi dưỡng hiệu trưởng cần kiểm tra việc khai thác, ứng dụng CNTT của GV vào thực tế giảng dạy để nắm bắt khả năng và trình độ của GV, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng tiếp.

* Quản lý thông qua dạy chuyên đề và thi GV giỏi: Trong công tác chuyên môn đây là hai hoạt động thu hút sự quan tâm đầu tư của GV về cả chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Với biện pháp này, Hiệu trưởng cần chú ý một số điểm sau:

- Lựa chọn nội dung, kiến thức trọng tâm cần truyền đạt cho học HS.

-Khi phân công GV cần tập trung vào GV dạy các bộ môn có nhiều kiến thức liên quan đến phòng chống ma túy như: GDCD, Sinh vật, Ngữ văn. Từ đó tổ chức, động viên tất cả GV dạy bộ môn này tham gia.

- Tổ chức cho 100% học sinh các lớp được học các tiết này. - Tổ chức dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm các giờ dạy.

- Tổ chức bình xét, khen thưởng các tiết dạy tốt, hiệu quả GD cao. - Cử GV tham gia dạy, thi ở các cấp cao hơn (nếu có)

- Tổ chức cho GV đã đạt thành tích cao dạy báo cáo cho GV toàn trường dự giờ, rút kinh nghiệm và học tập.

* Quản lý, chỉ đạo việc dự giờ học tập và rút kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường và các trường bạn:

Đối với giáo viên, một trong những con đường để nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn có hiệu quả là việc dự giờ của đồng nghiệp trong trường và

trường bạn. Để chỉ đạo GV trong trường thực hiện nghiêm túc hoạt động này, Hiệu trưởng cần lập kế hoạch và giao chỉ tiêu dự giờ theo tuần, tháng, đợt, hay phong trào dạy chuyên đề, thi dạy giỏi các cấp và thực tế thời điểm thực hiện các bài dạy có lồng ghép nội dung phòng chống ma túy ở nhiều lớp khác nhau và các thời điểm khác nhau trong năm học để đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác. Các tiết dạy điểm, dạy mẫu, dạy chuyên đề hay thi GV dạy giỏi phòng chống ma túy là những tiết mà Hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo, tổ chức cho GV toàn trường dự. Ngoài ra, Hiệu trưởng các trường trong huyện cần phối hợp tổ chức dạy chuyên đề, dạy lồng ghép nội dung này để GV trong huyện được dự giờ, học tập, trao đổi lẫn nhau.

Dự giờ là cần thiết nhưng chưa đủ để GV có thể tự rút ra được bài học và kinh nghiệm cho mình mà quan trọng là tổ chức cho GV phân tích, đánh giá, góp ý sau khi dự giờ. Khi thực hiện công đoạn này, Hiệu trưởng cần định hướng để GV chỉ ra được những ưu điểm cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục và nêu rõ hướng khắc phục cho GV.

*Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ GV:

Không có GV chuyên trách, do các kiến thức PCMT gần gũi với các bộ môn GDCD, Sinh vật và Ngữ văn nên đa số các nhà trường đều giao công tác này cho GV các bộ môn trên hoặc GV chủ nhiệm lớp đảm nhiệm. Mặt khác đây là một nội dung GD mới, tài liệu giảng dạy quá ít, GV lại chưa có nhiều kinh nghiệm cho nên quản lý việc bồi dưỡng, tập huấn CBGV, NV trong trường về GD phòng chống ma túy là công việc mà Hiệu trưởng cần quan tâm. Việc bồi dưỡng này cần có kế hoạch cụ thể trong từng tháng, từng kỳ và trong cả năm và có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như:

- Phổ biến các loại văn bản chỉ đạo cấp trên, các văn bản pháp quy của Nhà nước, các tài liệu về công tác phòng chống ma túy.

- Mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác PCMT (công an, bác sĩ, cán bộ phòng chống ma túy,… ) về nói chuyện cho GV nhằm giúp GV nâng cao những hiểu biết về ma túy, có thêm kĩ năng GD học sinh. Khi mời các chuyên gia này, hiệu trưởng cần định hướng để họ tập trung bồi dưỡng cho GV các nội dung cơ bản sau:

+ Các biểu hiện khác thường của HS khi sử dụng ma túy như: về sức khoẻ, thái độ, hành vi, ý thức học tập, kỷ luật,… . Ví dụ như: HS khi nghiện ma tuý thường mang theo bật lửa, giấy bạc, hay xin đi vệ sinh, hay ngáp người bẩn do ít tắm, da tái,

người gầy nhanh, hay ngủ gật trong lớp, người uể oải, bỏ bê học hành. Khi nắm chắc các biểu hiện này của HS, GV sẽ dễ dàng phát hiện HS vi phạm, từ đó có kế hoạch GD trực tiếp các em.

+ Các hậu quả do ma túy mang lại cho người sử dụng nó là về sức khoẻ, nhân cách, về tương lai. Khi nắm bắt được nội dung này, GV sẽ có sự phân tích kĩ lưỡng cho HS về những tác hại của ma túy, từ đó để nhắc nhở, cảnh báo các em phòng tránh, bảo vệ cho chính bản thân.

+ Các thủ đoạn mà bọn tội phạm thường sử dụng để lôi kéo mọi người sử dụng ma túy. Nắm được nội dung này, trong quá trình truyền đạt cho HS, người GV sẽ giúp các em cảnh giác trước sự cám dỗ, lôi kéo của bọn xấu.

+ Tình hình TNMT trên địa bàn huyện Sơn Dương, đưa ra những vụ việc, những tội phạm đã bị bắt và xét xử để GV nắm được thực trạng và nguy cơ xâm nhập vào nhà trường và có thái độ quan tâm, trách nhiệm cao hơn trong công tác GD học sinh PCMT.

+ Một số phương pháp, cách thức, hướng giải quyết khi HS trong lớp sử dụng ma túy.

+ Một số nội dung cơ bản của luật liên quan đến phòng chống ma túy.

- Mời các nhà tâm lý học nói chuyện về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS từ đó định hướng cho giáo viên các con đường GD học sinh phù hợp với lứa tuổi các em.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi, thảo luận, phổ biến kinh nghiệm về phương pháp GD học sinh; các hình thức tổ chức GD sinh động, có khả năng khắc sâu kiến thức; cách phát hiện và xử lý các tình huống, các trường hợp HS sử dụng ma túy; cách khai thác thông tin; cách quản lý thời gian biểu và thực hiện nội quy cũng như nhiệm vụ học tập của HS; cách phối hợp với các lực lượng GD khác,…

- Sưu tầm, cung cấp các tài liệu liên quan đến công tác phòng chống ma túy để GV tự nghiên cứu như: tài liệu cung cấp kiến thức cơ bản về ma túy; các tranh ảnh, băng hình, mẫu vật, biểu bảng, số liệu,…có liên quan; văn bản về chủ trương, đường lối, pháp luật về phòng ngừa, kiểm soát ma túy; các văn bản, công văn hướng dẫn của ngành GD về công tác GD học sinh phòng chống ma túy,… Đây là những căn cứ có tính pháp quy, là “cái gậy” chống để GV có đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện GDPCMT

trong nhà trường. Sau đó, Hiệu trưởng có thể tổ chức toạ đàm, hoặc yêu cầu GV viết thu hoạch.

- Về thời gian bồi dưỡng, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện từng trường, Hiệu trưởng sắp xếp cho phù hợp. Với các văn bản chỉ đạo của cấp trên thì Hiệu trưởng cần cập nhật kịp thời nhằm bảo đảm tính thời sự của công tác này.

* Quản lý hoạt động thi làm đồ dùng dạy học sáng tạo: Như chúng ta đã biết, do nội dung GDPCMT trong nhà trường là mới và chưa có trong chương trình SGK nên trang thiết bị và đồ dùng dạy học phục vụ công tác này gần như không có. Điều này khiến GV khi thực hiện các bài giảng về TNXH, TNMT hoặc khi tổ chức các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)