Thực trạng hoạt động GDPCMT cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 64 - 72)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng hoạt động GDPCMT cho học sinh

* Công tác lãnh, chỉ đạo phòng, chống ma túy của

Công tác phòng chống ma túy được triể

, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm; phòng, chống mua bán người; phòng, chống AIDS và tệ nạn ma tuý, mạ

ế hoạch chỉ đạ ển khai công tác phòng, chống AIDS và tệ nạn ma tuý. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫ

, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống AIDS và tệ nạn ma tuý; khẳng định vai trò, trách nhiệm tiên phong

của tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiề .

Kết quả: Công tác phòng, chống AIDS và tệ nạn ma tuý ở các đơn vị, trường học đều được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm và đưa vào nghị quyết của chi bộ, của nhà trường và được tổ chức triển khai, tuyên truyền, giáo dụ

ộ ổ chứ

ổi chào cờ đầu tuần và trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Công tác tuyên truyền được thực hiện dưới nhiều hình thức, như: tuyên truyề

; mờ ện chuyên đề; thi vẽ tranh cổ

độ ề những gương người tốt trong đấ

tuý; tích hợp, lồ ết dạ ờ

hoặc tiết dạy chính khóa, như các bộ môn: GDCD, sinh học, hoá học…. 100% các

đơn vị trường họ ực hiệ , giáo dục đến cán bộ,

giáo viên và học sinh. Riêng năm học 2012-2013 100% các đơn vị trường học tổ chức cho 2.702 cán bộ, giáo viên và 24.447 học sinh ký cam kết vi phạm các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

* Thực trạng nhận thức và thái độ của Hiệu trưởng về nguy cơ ma túy xâm nhập vào nhà trường

Đứng trước thực tế tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện đang gia tăng cũng như nguy cơ tệ nạn ma túy xâm nhập vào các nhà trường THCS trong huyện, 37 hiệu trưởng đã thể hiện rất rõ nhận thức của mình.

Bảng 2.15: Nhận thức của hiệu trưởng về nguy cơ ma túy xâm nhập trường THCS Số hiệu

trƣởng thăm

Rất đáng báo động Ðáng báo động Không đáng báo động

Số phiếu % phiếu Số % Số phiếu %

37 16 43,24 21 56,75 0 0

Kết quả khảo sát trên cho thấy 56,75% CBQL đều cho rằng nguy cơ ma túy xâm nhập vào nhà trường là đáng báo động, 43,24% cho rằng rất đáng báo động và không một ai nhận định là không đáng báo động. Đây là một nhận thức đúng, phù

hợp với thực trạng tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện trong bối cảnh hiện nay. Từ nhận thức về nguy cơ tệ nạn ma túy xâm nhập vào nhà trường, các đồng chí hiệu trưởng của huyện đã có nhận thức về trách nhiệm, về vai trò của công tác phòng, chống ma túy, từ đó có thái độ quan tâm tới công tác phòng, chống tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường. Cụ thể kết quả thăm dò ý kiến như sau:

Bảng 2.16: Thái độ của hiệu trƣởng về công tác phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đƣờng

Số hiệu trƣởng thăm

Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm

Số phiếu % phiếu Số % Số phiếu %

37 27 72,97 10 27,03 0 0

Kết quả điều tra trên đã cho thấy 100% Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện Sơn Dương đều quan tâm đến công tác phòng, chống tệ nạn ma túy xâm nhập vào nhà trường (trong đó có 72,97% là rất quan tâm) . Thái độ này là hoàn toàn xác đáng, phù hợp với thực trạng TNMT đang diễn ra ở địa bàn trong huyện.

* Thực trạng các hoạt động GDPCMT đã được CBGV thực hiện + Nội dung sinh hoạt, tuyên truyền về giáo dục phòng chống ma túy.

Tổ chức cho học sinh xem băng hình, tranh cổ động có nội dung phòng chống ma túy tại phòng nghe nhìn của trường trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa, đồng thời cho các em nhận xét, viết thu hoạch nêu nhận thức của mình về tệ nạn ma túy. Ngoài ra, trong những tiết sinh hoạt chủ nhiệm, với những tài liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế … cung cấp như: Sổ tay hướng dẫn thực hành giáo dục phòng chống ma túy trong học đường; Đề cương tuyên truyền phòng chống ma túy; Hỏi đáp về giáo dục phòng chống ma túy trong học đường; Ma túy – những điều cần biết; tài liệu về phòng chống ma túy; Phòng – trị bệnh nghiện ma túy; nguyên nhân và cách chữa trị chứng nghiện ma túy…Trong đó tập trung các bài giảng theo qui định: Những kiến thức cơ bản về chất ma túy, tác hại của ma túy, những dấu hiệu nhận biết, các giải pháp điều trị và phòng chống, các qui định của pháp luật.

- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên trực ban: Tổ chức quản lý chặt chẽ về nề nếp, kỷ cương nhà trường như giờ ra vào lớp, giờ chơi, giờ học và các giờ sinh hoạt ngoại khóa. Sau đây là phản ánh của các thầy cô về những hình thức tuyên truyền mà nhà trường đã tổ chức có hiệu quả để giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh.

Bảng 2.17: Những hình thức tuyên truyền nhà trƣờng đã tổ chức có hiệu quả để giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh

TT Ý kiến Kết quả

(120P)

Tỷ lệ %

1. Đưa nội dung phòng chống ma túy vào giảng dạy 115 95.83

2. Tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tế 58 48,33

3. Xem phim, xem triển lãm 109 90,8

4. Mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề 113 94,16

Với các hình thức trên, có 115 (95.83%) ý kiến thầy cô cho rằng việc đưa nội dung PCMT vào giảng dạy là đạt hiệu quả cao vì tập trung được100% các em học sinh tham gia học tập, tìm hiểu. Có từ 94,16% đến 90,8% giáo viên đánh giá việc mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề tác hại của ma túy, giới tính, tổ chức xem phim, xem triển lãm cho học sinh là tốt nhưng phải tổ chức thường xuyên và phải có kế hoạch theo dõi kiểm tra đánh giá. Việc tổ chức cho học sinh tham quan trung tâm cai nghiện có tác dụng giáo dục rất thiết thực, bổ ích nhưng khi trao đổi với giáo viên, có (48,33%) ý kiến cho rằng còn mang tính hình thức vì một số trường khi tổ chức cho học sinh đi tham quan chủ yếu là để biết. Sau các buổi tham quan không tổ chức kiểm tra nhận thức của học sinh và cũng do kinh phí còn hạn chế nên hầu hết các trường khi tổ chức tham quan học sinh phải đóng thêm một khoản tiền vì vậy một số em không có điều kiện tham gia. Tuy nhiên khi được hỏi về mức độ đạt được của công tác tuyên truyền GDPCMT trong nhà trường thì các Thầy, Cô đánh giá như sau:

Bảng 2.18: Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trƣờng TT Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền Kết quả (120P) Tỷ lệ %

1. Hoàn toàn hài lòng 57 47,5

2. Tương đối hài lòng 47 39,16

Có 47,5% số thầy cô được hỏi cho rằng công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường hiện nay là tốt, với 39,16% cho rằng công tác này trong thời gian qua là khá, trong khi đó còn 13,33% thầy cô được hỏi cho rằng công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường trong thời gian qua còn mang tính hình thức.

Như vậy công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy trong các trường THCS Sơn Dương có 104 ý kiến thầy cô cho là mức độ khá và tốt, còn 16 ý kiến cho là công tác này còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Qua đó cho chúng ta thấy công tác truyền thông PCMT trong nhà trường cần phải được đổi mới hơn để đáp ứng cho được mục tiêu của công tác GDPCMT trong nhà trường THCS huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Bảng 2.19: Nguyên nhân làm cho công tác tuyên truyền phòng chống ma túy chƣa đạt hiệu quả cao

TT Ý kiến Kết quả

(120) Tỷ lệ %

1 Hiệu trưởng chưa có biện pháp chỉ đạo cụ thể 18 15

2 Các lực lượng trong nhà trường chưa phối hợp

chặt chẽ 32 26.66

3 Giáo viên, học sinh chưa tích cực tham gia 27 22,5

4 Chỉ thực hiện mang tính phong trào 87 72,5

5 Chỉ thực hiện khi có chỉ đạo của cấp trên 15 12,5

6 Hình thức tẻ nhạt chưa thu hút 62 51,66

Có 87 ý kiến thầy cô cho rằng nguyên nhân công tác tuyên truyền GDPCMT trong học sinh chưa đạt hiệu quả vì nó chỉ thực hiện mang tính phong trào, 51,66% thầy cô cho rằng hình thức tuyên truyền còn tẻ nhạt, 15 ý kiến (12,5%) cho là chỉ được thực hiện khi có chỉ đạo của cấp trên, 26.66% thầy cô phản ánh việc phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường chưa chặt chẽ vì việc triển khai công tác tuyên truyền GDPCMT chỉ dừng ở BGH, Bí thư Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội mà chưa triển khai thực hiện đến giáo viên và đặc biệt là không triển khai sâu rộng trong học sinh. Chính vì vậy nên có 22,5% ý kiến thầy cô cho rằng giáo viên, học sinh chưa tích cực tham gia.

+ Công tác Đoàn, Đội với vấn đề phòng chống ma túy.

Qua trao đổi thực tế tại 06 trường, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, tuyên truyền phòng chống ma túy trong nhà trường. Tất cả các chi đoàn đều có kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng tổ chức các phong trào phục vụ cho công tác giáo dục tuyên truyền phòng chống ma túy. Đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ học như: Phong trào văn thể mỹ, Hội khỏe phù đổng cấp trường, hội thi văn nghệ, thơ ca hò vè, thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về HIV/AIDS. Hoạt động của chi đoàn nhà trường với nhiều cố gắng và nỗ lực bằng cá hình thức phong phú, đa dạng đã tuyên truyền, giáo dục học sinh về những tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người và cộng đồng.

Tuy nhiên do điều kiện kinh phí, quỹ thời gian hạn hẹp và còn bị ảnh hưởng bởi công tác chuyên môn nên hoạt động còn mang tính thời vụ, không thường xuyên, chưa thu hút được học sinh, chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh.

* Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Phối kết hợp với địa phương

Hàng năm UBND huyện Sơn Dương đều có kế hoạch chuyên đề về tổ chức phòng, chống ma túy, tội phạm trên địa bàn huyện Sơn Dương. Trong đó phân công, phân nhiệm từng thành viên trong ban chỉ đạo và các ban ngành đoàn thể cấp huyện, cấp xã. Nhà trường thực hiện ký kết phối hợp liên tịch giữa BGH nhà trường với UBND, công an xã, thị trấn về việc phòng chống ma túy xâm nhập học đường và giải quyết an toàn trật tự trước cổng trường. Các đoàn thể cũng có những ký kết hợp đồng trách nhiệm như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng địa phương thực hiện “Cổng trường em sạch, đẹp, an toàn”; Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh cũng đăng ký cùng nhà trường giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập học đường.

- Phối hợp với cha mẹ học sinh.

Vai trò của gia đình với việc phòng, chống ma túy rất quan trọng. Trên cơ sở đó, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng các trường THCS đã thảo luận với ban đại diện phụ huynh học sinh đưa nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào kế hoạch và nghị quyết của ban đại diện phụ huynh học sinh. Tuy nhiên hoạt động của ban đại diện phụ huynh học sinh các trường chủ yếu dừng lại ở việc đóng góp xây dựng quỹ Hội để hỗ trợ nhà trường khen thưởng phong trào, học bổng cho học sinh nghèo… Việc phối hợp quản lý học sinh ngoài giờ học chưa được đề cập chi tiết, cụ thể. Nhà trường và phụ huynh học sinh cùng hợp đồng trách nhiệm trong việc giáo dục con em

không mắc các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma túy thông qua việc ký cam kết giữa gia đình – nhà trường và học sinh. Đồng thời có những quy ước với cha mẹ học sinh việc quản lý các em ngoài giờ học, qua sổ liên lạc, điện thoại giáo viên thông báo cho phụ huynh học sinh lịch hoạt động ngoài giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Qua khảo sát với 200 phụ huynh học sinh về nhận thức và thái độ đối với hoạt động PCMT cho con em thì nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.20: Nhận thức và thái độ của phụ huynh học sinh đối với việc phòng chống ma túy TT Nhận thức và thái độ của phụ huynh học sinh Kết quả (200P) Tỷ lệ % 1 Rất quan tâm 193 96,5 2 Quan tâm 5 2,5

3 Không quan tâm 2 1

Có 96,5% ý kiến khi được hỏi đều quan tâm tới việc giáo dục con em phòng chống ma túy, tuy nhiên còn 1% PHHS không quan tâm tới việc giáo dục phòng chống ma túy cho con em mình.

Tuy nhiên trong thực tế, việc phối hợp giữa PHHS với nhà trường để quản lý học sinh ngoài giờ học tập tại trường gặp không ít khó khăn. Theo thỏa thuận giữa đôi bên thì nhà trường có trách nhiệm thường xuyên thông báo cho PHHS biết lịch học, thời gian sinh hoạt ngoại khóa … để gia đình tiện theo dõi.

Nhưng hiện nay các em không chỉ theo học tại các nhà trường mà còn dự học thêm nhiều môn ở nhiều nơi khác nhau, mặt khác do yêu cầu kinh tế gia đình, khá nhiều bậc phụ huynh không còn thời gian để theo dõi việc học hành, đi lại của con em mình.

Đối với những học sinh có biểu hiện chưa ngoan lười học, quậy phá giáo viên chủ nhiệm, BGH nhà trường có trách nhiệm mời phụ huynh học việc học hành, đi lại của con em mình. Đối với những học sinh có biểu hiện chưa ngoan lười học, quậy phá giáo viên chủ nhiệm, BGH nhà trường có trách nhiệm mời phụ huynh học sinh đến để cùng phối hợp giáo dục nhưng cũng không ít trường hợp bị gia đình khước từ, không đến. Một số gia đình gần như khoán trắng việc giáo dục con em họ cho nhà trường.

Qua những biện pháp đã thực hiện và phân tích trên, việc phòng chống ma túy trong các trường THCS ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang đạt được những kết

* Về phía học sinh.

Học sinh nhận thức được: Tác hại của ma túy để từ đó có thái độ và hành vi đúng đối với những vấn đề liên quan đến tệ nạn ma túy.

- Việc tuyên truyền phòng, chống ma túy trong trường học là cần thiết và được nhà trường thực hiện thông qua các giờ sinh hoạt lớp, thông qua các buổi tham quan, xem phim, triển lãm, mít tinh.

- Các em đã dần tự giác, tự nguyện tham gia các phong trào phòng, chống ma túy và từ đó vận động các bạn học sinh khác, người thân trong gia đình cùng tham gia.

Việc giáo dục phòng chống ma túy là việc làm lâu dài, thường xuyên và liên tục, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại:

Còn không ít học sinh chưa thấy hết tầm quan trọng của nhà trường trong việc giáo dục phòng chống ma túy, mà các em cho rằng đó là công việc của xã hội nên đã không tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống.

Nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, mang tính hình thức, giáo điều chưa thực sự thu hút học sinh tham gia đông đủ, tích cực.

* Về phía giáo viên.

- Đa số giáo viên đều có nhận thức đúng đắn, thấy rằng ma túy là hiểm họa cho toàn xã hội. Chính vì thế, công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy được toàn thể giáo viên hưởng ứng, giúp học sinh nhận thức một cách đúng đắn về tác hại của ma túy để từ đó các em có thể tự bảo vệ chính mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)