9. Cấu trúc luận văn
1.4.1.1. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy trong trường học
Giáo dục phòng chống ma túy trong trường học giúp cho học sinh có hiểu biết về ma túy và chất gây nghiện; xác định được nguyên nhân nghiện ma túy và các chất gây nghiện; biết tác hại của việc sử dụng ma túy, các chất gây nghiện, nhận biết rõ hiểm hoạ của tệ nạn ma tuý, nhất là tác hại của các loại ma tuý tổng hợp, thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên”; trình bày được những qui định của nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc sử dụng ma túy; xác định được những hành vi phạm pháp liên quan đến ma túy theo qui định của pháp luật; rèn luyện kỹ năng phòng tránh ma túy; ủng hộ tham gia các hoạt động phòng chống ma túy phù hợp với độ tuổi.
Để làm tốt công tác giáo dục phòng chống ma túy, người giáo viên cần gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về PCMT; có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục PCMT để vận dụng vào trong công tác giáo dục PCMT
trong học đường; có ý thức thường trực giáo dục PCMT cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa ở trường; nhà trường phải chủ động thiết kế mối liên quan trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục PCMT giúp học sinh tránh xa tệ nạn này.
Cần phải chuyển dần từ việc phòng chống ma tuý sang việc tự phòng chống ma tuý của học sinh, sinh viên, để qua đó rèn luyện kỹ năng, lối sống đẹp trong trường học, góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để mỗi nhà trường thực sự là pháo đài phòng chống ma túy.