VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH RÕ RÀNG GIỮA TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 44)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

2.1. VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH RÕ RÀNG GIỮA TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG

CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Luật công chứng 2006 chưa đưa ra được các tiêu chí nhằm phân định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về tổ chức hành nghề công chứng hay thuộc về cá nhân công chứng viên. Công chứng viên khi hành nghề phải tuân thủ các nguyên tắc tại Điều 3 Luật công chứng 2006:

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật 2. Khách quan, trung thực

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng 4. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng [33]. Theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2006: "Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật" [33]. Như vậy, khi hành nghề công chứng viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc mình đã công chứng. Trách nhiệm cá nhân này bao gồm: Trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Trong khi đó, tại khoản 5, Điều 32 Luật công chứng 2006 lại quy định nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng: "Bồi thường

cho người yêu cầu công chứng" [33]. Tại Điều 59 về xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề công chứng: "Tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật" [33].Qua đây, ta có thể thấy Luật công chứng 2006 quy định cả công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng cùng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp một thiệt hại xảy ra, công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng cùng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau sẽ gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng không biết gặp ai để đòi bồi thường. Hoặc giả người yêu cầu công chứng có được bồi thường hai lần hay không? Hay nếu cả tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên đều bồi thường không đủ cho người yêu cầu công chứng thì làm thế nào? Luật công chứng 2006 cũng không đưa ra các tiêu chí để phân định rõ ràng trường hợp nào thuộc trách nhiệm bồi thường của công chứng viên, trường hợp nào thuộc trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng. Quy định không rõ ràng này tại Luật công chứng 2006 làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người yêu cầu công chứng bị thiệt hại, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật của cơ quan tố tụng.

Chính vì cách thức quy định không thống nhất và thiếu logic nên hiện tại có ba cách hiểu không thống nhất nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên. Cách hiểu thứ nhất cho rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên chỉ là cơ sở pháp lý để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức hành nghề công chứng (xem khoản 5, Điều 32 Luật công chứng 2006). Cách hiểu thứ hai cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên được bảo đảm thực hiện bằng một cơ chế hỗn hợp, vừa thuộc về cá nhân công chứng viên nhưng tổ chức hành nghề công chứng cũng có trách nhiệm. Cách hiểu thứ ba lại khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên hoàn toàn độc lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức hành nghề công chứng. Theo quan điểm cá nhân

bồi thường là một dạng của trách nhiệm dân sự, Luật công chứng 2006 quy định cả công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng phải chịu trách nhiệm bồi thường nhằm bảo đảm việc liên đới chịu trách nhiệm giữa hai chủ thể này, bảo đảm cho quyền lợi cho người bị thiệt hại. Chủ thể bị thiệt hại có quyền yêu cầu một trong hai chủ thể gây thiệt hại là công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng đứng ra bồi thường toàn bộ. Sau đó, giữa công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng tự có nghĩa vụ thỏa thuận hoàn trả cho nhau. Hơn nữa, trong một số trường hợp tổ chức hành nghề tham gia các giao kết dân sự khác như: Hợp đồng mua bán trang thiết bị, thuê trụ sở…nếu gây thiệt hại cũng phải tự bồi thường. Do vậy, không thể nói trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề chỉ phát sinh khi có trách nhiệm bồi thường của công chứng viên.

Đứng trên phương diện quy định của pháp luật, cho dù làm việc tại văn phòng công chứng hay phòng công chứng, công chứng viên đều có trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ ngang nhau, sản phẩm nghề nghiệp (văn bản công chứng) có giá trị pháp lý như nhau…nhưng cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại được thiết kế theo hai quan điểm hoàn toàn khác biệt, vận hành theo những nguyên lý riêng biệt. Điều này gây ra nhiều vấn đề bất cập trong việc xác định cũng như cách thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên. Chính vì vậy khi cùng xảy ra một thiệt hại như nhau, chúng ta thấy sẽ có tối thiểu hai phương thức xác định thiệt hại cũng như tiến hành bồi thường cho đương sự. Nếu thiệt hại do công chứng viên làm việc tại phòng công chứng là công chức gây ra thì cách thức xác định và thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ phải tuân thủ quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009, thiệt hại do công chứng viên là viên chức gây ra sẽ tuân thủ theo Luật viên chức 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi cũng thiệt hại đó nhưng do công chứng viên của văn phòng công chứng gây ra, cách thức xác định và thực hiện bồi thường lại dựa trên bản hợp đồng

theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010). Lúc này, thiệt hại xảy ra được bồi thường như thế nào, cách thức tiến hành bồi thường ra sao… sẽ lại tùy thuộc vào từng điều khoản, điều kiện của bản hợp đồng bảo hiểm do Văn phòng công chứng ký kết với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Và như quy định tại thời điểm hiện nay, mỗi văn phòng công chứng hoàn toàn có thể giao kết một bản hợp đồng bảo hiểm với các sự kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm…hoàn toàn không giống nhau. Sở dĩ lại như vậy vì "Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình" [33, Khoản 7, Điều 32]; trong khi đó phòng công chứng thì không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Tài sản của Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng như chúng ta đã biết dường như không đáng kể, trụ sở của văn phòng công chứng thường phải đi thuê, trang thiết bị chủ yếu chỉ có một số máy in, phô tô, bàn ghế…phục vụ cho công việc công chứng. Chính vì vậy, nếu thiệt hại do công chứng viên tại Phòng công chứng gây ra, theo quan điểm của cá nhân tôi phải áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 và Luật viên chức 2010 thì mới có nguồn tài chính để bồi thường cho bên bị thiệt hại. Nếu thiệt hại do công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng gây ra thì phải được bảo đảm bằng một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và thậm chí bằng cả tài sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 44)