Quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng trƣớc năm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 38)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

1.3.1. Quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng trƣớc năm

viên gây ra trong hoạt động công chứng trƣớc năm 2006

Trước khi Luật công chứng năm 2006 ra đời, công chứng viên là cán bộ, công chức và nằm trong biên chế nhà nước, tổ chức hành nghề công chứng cũng là cơ quan nhà nước nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra là trách nhiệm bồi thường nhà nước. Điều này được ghi

lĩnh vực công chứng hay được thừa nhận một cách gián tiếp trong các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức thời điểm đó.

Nhìn một cách tổng thể, bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm pháp lý mang tính truyền thống đã tồn tại khá lâu trong quy định về công chứng nước ta. Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác công chứng nhà nước đã khẳng định:

Công chứng viên, những người được giao thực hiện các việc làm công chứng của Ủy ban nhân dân các địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được khen thưởng. Những người cố ý hoặc vì vô trách nhiệm làm sai chức năng, nhiệm vụ của mình, vi phạm pháp luật hoặc các quy định về hoạt động công chứng sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành [2].

Như vậy, ngay từ văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho chế định công chứng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên đã được ghi nhận một cách gián tiếp, thông qua nội dung mang tính định hướng "bị xử lý theo pháp luật hiện hành".

Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên lại không được đề cập tới: "Công chứng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước; người nào vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự" [26, Điều 33]. Đến khi Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước ra đời thay thế cho Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991, trách nhiệm bồi thường thiệt hại lần đầu tiên mới được khẳng định một cách chính thức: "Người nào vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ về công chứng thì tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ mà bị xử lý kỷ luật hoặc

bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường"[11, Điều 36].

Tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng trong thời kỳ này, chúng ta thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên chỉ được khẳng định về mặt nguyên tắc (xem các Điều 36 Nghị định số 31/CP; Điều 72 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP…) nên cơ chế, trình tự, thủ tục tiến hành bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra được thực hiện theo những quy định được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức. Cụ thể, khoản 5 Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2003) chỉ rõ: "Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật" [50].Tìm hiểu toàn văn pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2003) và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 của Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; Nghị định số 47/CP ngày 03/05/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Điều 17 Nghị định số 47/NĐ-CP chỉ rõ:

Công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng phải hoàn trả khoản tiền bồi thường cho cơ quan mình theo phương thức: Hoàn trả một lần bằng tài sản riêng của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định hoàn trả hoặc trừ dần vào thu nhập nhưng không dưới 10% và

không vượt quá 30% tổng thu nhập từ tiền lương và phụ cấp hàng tháng, nếu có [12].

Đồng thời, văn bản này cũng ấn định một cách khá cụ thể quy trình xác định mức thiệt hại (xem các điều 7, 8, 9, 10 và 11, Nghị định số 47/1997/NĐ-CP). Tóm lại, thiệt hại do công chứng viên là công chức, viên chức nhà nước gây ra khi tác nghiệp sẽ được tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng) trực tiếp đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chúng ta nên hiểu người bị thiệt hại có thể chính là người yêu cầu công chứng hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến yêu cầu công chứng đó. Và rồi, đến lượt mình, công chứng viên có trách nhiệm bồi hoàn cho tổ chức hành nghề công chứng khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Đây cũng chính là quy định mang tính truyền thống trong những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng tại Việt Nam qua các thời kỳ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 38)