Quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng từ năm 2006 đến nay

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 38)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

1.3.2. Quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng từ năm 2006 đến nay

viên gây ra trong hoạt động công chứng từ năm 2006 đến nay

Sau khi Luật công chứng 2006 có hiệu lực pháp lý, trách nhiệm bồi thường trong hoạt động công chứng có một số thay đổi nhất định. Về mặt bản chất pháp lý, lúc này đã xuất hiện thêm các công chứng viên không phải là công chức. Kết luận trên được đưa ra sau khi chúng tôi tìm hiểu nội dung của Luật công chứng 2006, Luật cán bộ, công chức 2008, Luật viên chức 2010…Cụ thể, Điều 7 Luật công chứng 2006 khẳng định: "Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng" [33], trong khi khái niệm "Cán bộ, công chức" được mô tả như sau tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [34].

Đối với viên chức, tại Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định: "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại

đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật" [37].

Sau khi tham khảo thêm một số điều luật của Luật công chứng 2006 (Xem các điều 23, 24, 26…Luật công chứng 2006), chúng ta thấy hiện đang tồn tại ba loại công chứng viên khác nhau: Công chứng viên là công chức (công chứng viên đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo trong phòng công chứng), công chứng viên là viên chức (công chứng viên không giữ các chức danh lãnh đạo của phòng công chứng) và công chứng viên không phải là công chức, viên chức (toàn bộ số công chứng viên hành nghề tại các văn phòng công chứng). Tiếp đó, chúng ta có thể chia các công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng thành hai bộ phận. Đó là công chứng viên kiêm chủ văn phòng công chứng (công chứng viên bỏ vốn đứng ra thành lập văn phòng công chứng) và công chứng viên làm thuê. Nếu như các công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng sẽ được tổ chức hành nghề công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (xem khoản 7 Điều 32 Luật công chứng 2006) thì cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với công chứng viên là công chức, viên chức vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp một cách chính thức.

Căn cứ vào nội dung khoản 2 Điều 55 Luật viên chức 2010: "Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập" [37]. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên làm việc tại phòng công chứng mà không nắm giữ chức danh lãnh đạo được thực hiện theo quy định của Luật viên chức 2010, trong khi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên là công chức, hiện vẫn có hai quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ nhất cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên là công chức được thực hiện theo quy

định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Quan điểm thứ nhất dựa trên nội dung điểm b, khoản 2 Điều 65 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2010 (ngày Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 có hiệu lực thi hành) thì Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 05 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và các văn bản hướng dẫn thi hành hết hiệu lực thực hiện. Hơn thế nữa, Luật cán bộ công chức năm 2008 không dành bất cứ một điều luật nào để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra. Điều này có nghĩa là trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra sẽ được áp dụng theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009.

Quan điểm thứ hai lại khẳng định cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường của công chứng viên là công chức không được áp dụng theo nội dung Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Quan điểm này dựa trên nội dung Điều 1 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 xác định "Phạm vi điều chỉnh", theo đó:

Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại [36].

Và nội dung:

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện

nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án [36, Khoản 1 Điều 3].

Điều này một lần nữa lại được khẳng định tại Điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 xác định "Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính" [36].Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm dân sự và theo các quy định của pháp luật hiện hành, trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ công chứng chỉ xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ngoại trừ nội dung Điều 61 Luật công chứng 2006 quy định "xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp" có xuất hiện thêm hình thức "chấm dứt hành vi vi phạm".

Luật công chứng 2006 quy định rất cụ thể, chi tiết từng nhóm đối tượng cũng như loại trách nhiệm pháp lý mà cá nhân hay tổ chức đó phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật có liên quan một cách trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động công chứng. Tất cả các hình thức trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự đều được áp dụng trong khi chỉ có hai hình thức của trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chấm dứt hành vi vi phạm mới hiện diện trong lĩnh vực công chứng.

Về mặt nguyên tắc, tổ chức hành nghề công chứng dù được thành lập và hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào (đơn vị sự nghiệp, công ty hợp danh hay một doanh nghiệp tư nhân) đều phải trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên của tổ chức mình gây ra cho người yêu cầu công chứng. Sau đó, đến lượt mình công chứng viên có lỗi trong khi tác nghiệp, gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng sẽ có trách nhiệm bồi hoàn cho tổ chức hành nghề công chứng một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Cho dù cung cấp một loại dịch vụ công có chất lượng được pháp luật quy định như nhau nhưng cơ chế bồi thường thiệt hại áp dụng cho mỗi hình thức tổ chức hành nghề công chứng nói chung và thậm chí là cho mỗi công chứng viên lại có những điểm khác biệt nhất định. Chính quy định này khiến cho quyền lợi

ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng không được bảo đảm một cách trọn vẹn, thống nhất.

Chương 2

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 38)