Có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 51)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

2.2.1. Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất và phi vật chất của một chủ thể xác định được trên thực tế bằng một khoản tiền cụ thể. Thiệt hại phải xác định được trên cơ sở khách quan, do vậy khi xác định thiệt hại phải đặt thiệt hại đó trong mối liên hệ về mặt không gian và thời gian của thiệt hại. Việc xác định đúng thiệt hại là việc quan trọng và cần thiết khi xác định trách nhiệm bồi thường và phạm vi bồi thường của người gây thiệt hại.

Điểm 1.1, mục 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định:

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 Bộ luật dân sự; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 Bộ luật dân sự; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy

b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu [44].

Trong hoạt động công chứng việc bồi thường thiệt hại được quy định tại Khoản 5, Điều 32 Luật công chứng 2006 về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng: "Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng" [33]. Điều 58 Luật công chứng 2006 về xử lý vi phạm đối với công chứng viên: "Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật" [33]. Và Điều 59 Luật công chứng 2006 về xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề công chứng: "Tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật" [33]. Như vậy, trong Luật công chứng 2006 các nhà làm luật đã nêu rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, do hiện tại chúng ta có các loại công chứng viên cũng như các tổ chức hành nghề công chứng khác nhau cho nên luật áp dụng để xác định mức bồi thường thiệt hại cũng sẽ khác nhau. Nói cụ thể hơn, trong

chức làm việc tại phòng công chứng sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Khi đó, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường sẽ phải tuân thủ nội dung Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009:

Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có các căn cứ sau đây:

a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;

b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại [36].

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên là viên chức sẽ áp dụng theo quy định của Luật viên chức 2010 và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Theo Khoản 2, Điều 24 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP:

Khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công viên chức có hành vi gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do viên chức thuộc quyền quản lý của đơn vị mình gây ra theo quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Viên chức có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường phải có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định này [31].

Như vậy, đối với công chứng viên là viên chức yếu tố có thiệt hại xảy ra cũng là yếu tố bắt buộc khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho

Đối với trường hợp công chứng viên đang làm việc tại Văn phòng công chứng thì thiệt hại xảy ra sẽ không áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 hay Luật viên chức 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành mà dựa trên nguyên lý chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010). Tóm lại, yếu tố "có thiệt hại xảy ra" là một trong những yếu tố bắt buộc phải tồn tại khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng đối với tất cả các loại công chứng viên.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 51)