Cơ chế bồi thƣờng thiệt hại đối với công chứng viên hành nghề tại phòng công chứng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 60 - 76)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

2.3.1. Cơ chế bồi thƣờng thiệt hại đối với công chứng viên hành nghề tại phòng công chứng

nghề tại phòng công chứng

Đối với các công chứng viên là công chức, viên chức hành nghề tại phòng công chứng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được điều chỉnh trong Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện nay chúng ta đang có hai loại công chứng viên làm việc tại phòng công chứng: Công chứng viên là công chức thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và công chứng viên là viên chức theo quy định của Luật viên chức 2010. Sau khi tham khảo khái niệm, phạm vi điều chỉnh của ba đạo luật kể trên có nhiều quan điểm khác nhau về trách nhiệm bồi thường

Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhà nước sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi công chứng viên hành nghề tại phòng công chứng gây thiệt hại (bao gồm cả công chứng viên là công chức và viên chức). Cơ sở cho quan điểm này là Điều 65 về hiệu lực thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009, theo đó Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 sẽ thay thế cho "Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và các văn bản hướng dẫn thi hành" [36, Khoản 2 Điều 65]. Điều đó có nghĩa là tất cả các quy định trước đây về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra theo Nghị định số 47/CP ngày 03/05/1997 nay được thay thế bằng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Ngoài ra, trong Điều 1 về Phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 quy định:

Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại [44].

Vậy hoạt động công chứng có phải là một trong những hoạt động quản lý hành chính hay không? Căn cứ nội dung Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp có đề cập tới vấn đề đơn giản hóa thủ tục công chứng (Xem Mục III, Phần I, Nghị quyết kể trên). Căn cứ nội dung chương V, Luật đất đai 2003 (được sửa đổi, bổ sung 2009) quy định

"Thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai" trong đó có thủ tục công chứng các hợp đồng, giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất và tài sản gắn

quản lý hành chính chịu sự điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Nói cụ thể hơn tất cả công chứng viên là công chức hay viên chức công tác tại phòng công chứng khi gây thiệt hại thì phải áp dụng quy định về bồi thường nhà nước theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng hoạt động công chứng không nằm trong phạm vi Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 cho nên dù có là công chức hay viên chức thì công chứng viên cũng không được nhà nước đứng ra bồi thường trong trường hợp gây ra thiệt hại. Cơ sở pháp lý cho quan điểm thứ hai này cho rằng công chứng không phải là một hoạt động quản lý hành chính hay tố tụng thuần túy nên không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Cụ thể tại Điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, không đề cập tới hoạt động công chứng:

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:

1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

3. Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;

4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;

6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất;

7. Áp dụng thủ tục hải quan;

8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

9. Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;

11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;

12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định [36].

Quan điểm thứ hai tỏ ra không hợp lý vì nếu công chứng viên công tác tại phòng công chứng gây thiệt hại mà Nhà nước không có trách nhiệm bồi thường thì thiệt hại sẽ được bảo đảm bằng cách nào? Trong khi Luật công chứng 2006 không quy định phòng công chứng có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên (xem Điều 32 Luật công chứng 2006), và phòng công chứng cũng không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010).

nhà nước 2009, thiệt hại do công chứng viên là viên chức sẽ được thực hiện theo nội dung của Luật viên chức 2010. Lập luận thứ ba dựa trên các cơ sở pháp lý như sau:

Thứ nhất, theo Điều 24 Luật công chứng 2006 quy định về phòng công chứng thì phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập:

1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập

2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Chính phủ quy định chế độ tài chính, con dấu của Phòng công chứng [33].

Thứ hai, công chứng viên làm việc trong đơn vị sự nghiệp (Phòng công chứng) theo chế độ hợp đồng là viên chức sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật viên chức 2010: "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật"[37, Điều 2].

Thứ ba, trong phòng công chứng sẽ có công chứng viên là công chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập (Trưởng phòng công chứng). Căn cứ vào Khoản 2, Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức:

Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [34]. Như vậy, nếu trong phòng công chứng có công chứng viên là công chức thì khi gây thiệt hại phải áp dụng những quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009.

Bên cạnh đó tại Điều 58 Luật viên chức 2010 về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức:

Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;

b) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng;

định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác [37].

Nếu trong quá trình hành nghề tại phòng công chứng, công chứng viên đang là viên chức được chuyển sang công chức và ngược lại thì khi đó luật áp dụng để giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật nào? Đây là vấn đề luật vẫn chưa quy định rõ và cần phải sửa đổi, bổ sung.

Như vậy, đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng thiệt hại do công chứng viên là công chức gây ra mới thỏa mãn điều kiện để thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 và thiệt hại do công chứng viên là viên chức gây ra sẽ tuân thủ quy định của Luật viên chức 2010. Vậy, cơ chế xác định mức bồi thường cụ thể đối với công chứng viên là

Cơ chế bồi thường thiệt hại do công chứng viên là công chức gây ra trong hoạt động công chứng:

Tại Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường:

Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có các căn cứ sau đây:

a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;

b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại [36].

Theo quy định trên, nếu công chứng viên là công chức gây thiệt hại thì chỉ cần xác định có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi trái pháp luật của công chứng viên gây ra và có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật này của công chứng viên. Ở đây, chúng ta thấy căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do công chứng viên là công chức gây ra chỉ cần xác định được hành vi trái pháp luật của công chứng viên là nguyên nhân gây ra thiệt hại chứ không cần phải xác định yếu tố lỗi.

Về nguyên tắc giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009:

Việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;

2. Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp

3. Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [36].

Nếu công chứng viên là công chức gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại trên cơ sở thương lượng giữa người bị thiệt hại và công chứng viên gây thiệt hại. Thiệt hại ở đây được xác định chi trả bằng tiền và trả một lần trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Kinh phí bồi thường thiệt hại từ ngân sách nhà nước theo Điều 52 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009; Điều 3, chương 2 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/03/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Về trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường theo quy định tại Điều 54 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước:

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.

2. Hồ sơ đề nghị bồi thường gồm:

các thiệt hại cụ thể và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc bồi thường;

b) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;

c) Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại.

4. Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 60 - 76)