XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ NHẰM XÁC ĐỊNH CỤ THỂ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 110)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

3.3. XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ NHẰM XÁC ĐỊNH CỤ THỂ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG

CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG

định về "trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" được ghi nhận tại Chương XXI, Phần thứ ba, Bộ luật dân sự 2005 (từ Điều 604 đến Điều 630 Bộ luật dân sự 2005). Trong Chương XXI, Phần thứ ba, Bộ luật dân sự 2005 các nhà làm luật chia ra ba mục nhỏ có quan hệ mật thiết với nhau.

- Toàn bộ mục 1 bao gồm 4 Điều luật (từ Điều 604 đến Điều 607) đưa ra "những quy định chung" xác định một số vấn đề mang tính nền tảng cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Áp dụng những điều luật kể trên vào lĩnh vực công chứng chúng ta thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên xuất hiện khi công chứng viên gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng trên các phương diện như: Uy tín, tài sản…do không thực hiện đúng, đủ chức phận khi hành nghề. Về mặt nguyên tắc công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng phải tự mình đứng ra bồi thường kịp thời và toàn bộ thiệt hại cho người yêu cầu công chứng, các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường này.

- Toàn bộ nội dung Mục 2 được dành cho việc "Xác định thiệt hại"

như: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 608); Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 609); Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 610); Thiệt hại do danh dự, nhâm phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 611)…Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của hoạt động công chứng nói chung hay của công chứng viên nói riêng, chúng ta thấy thiệt hại do công chứng viên hay tổ chức hành nghề công chứng gây ra chủ yếu rơi vào trường hợp được dự liệu tại Điều 608 Bộ luật dân sự 2005 (thiệt hại do tài sản bị xâm phạm).

- Mục 3 được dành để quy định về "Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể". Trong số các tình huống bồi thường được dự liệu tại mục 3, chúng ta thấy xuất hiện hai trường hợp có thể áp dụng vào lĩnh vực công chứng. Cụ thể, Điều 618 Bộ luật dân sự 2005 quy định về "Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra" hoàn toàn phù hợp với công chứng viên công tác

cũng có tư cách pháp nhân (xem Điều 26 Luật công chứng 2006, Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 và Điều 84 Bộ luật dân sự 2005). Trong khi đó, Điều 619 Bộ luật dân sự 2005 quy định về "Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra" lại rất thích hợp với công chứng viên làm việc tại Phòng công chứng (xem Điều 24 Luật công chứng 2006; Điều 1 Luật viên chức 2010 và Điều 65 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009). Cho dù biện pháp xác định thiệt hại như thế nào, cách thức bồi thường thiệt hại ra sao…nhưng điều quan trọng nhất khi tiến hành định lượng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là việc chúng ta phải xác định được một cách chi tiết "nghĩa vụ" của bên vi phạm, gây thiệt hại. Áp dụng tiêu chí vừa nêu vào lĩnh vực công chứng, chúng ta thấy về thực chất đây chính là từng quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể mà công chứng viên phải thực thi khi thi hành chức nghiệp của mình.

Trở lại với các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng qua từng thời kỳ, chúng ta thấy nhiệm vụ, quyền hạn của công chứng viên hay trình tự, thủ tục thực hiện các việc làm công chứng cụ thể luôn là một quy định không thể thiếu. Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng cho tới thời điểm hiện tại Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng (sau đây gọi là Thông tư số 858/QLTPK) vẫn là một trong những văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể nhất, chi tiết nhất quyền hạn, nhiệm vụ của công chứng viên khi thực thi chức nghiệp. Tại văn bản này các nhà làm luật đã dành toàn bộ phần I (bao gồm chín mục) cho việc liệt kê "Những yêu cầu cơ bản đối với việc làm công chứng"

trong khi tám mục tại Phần II lại được dành để xác định "Trình tự thực hiện các việc làm công chứng". Như vậy, ngay từ những văn bản quy phạm pháp luật mang tính tiên phong điều chỉnh lĩnh vực công chứng, trình tự, thủ tục công chứng nói chung hay quyền hạn, nhiệm vụ của công chứng viên nói riêng đã được quy định thành hai bộ phận rõ rệt. Bộ phận thứ nhất đưa ra những yêu cầu chung nhất, mang tính tổng quát mà công chứng viên phải tuân

Thông tư số 858/QLTPK, các nhà làm luật đã dành toàn bộ Mục 3 để quy định về "Giữ bí mật việc làm công chứng", mục 4 đề cập tới "Địa điểm thực hiện các việc làm công chứng" mục 5 nói về "Đảm bảo thời hạn thực hiện các việc làm công chứng". Trong khi bộ phận thứ hai lại liệt kê chi tiết yêu cầu áp dụng cho từng loại việc công chứng cụ thể. Đơn cử, toàn bộ phần II, Thông tư số 858/QLTPK được dành để xác định trình tự, thủ tục công chứng các việc: Chứng thực chữ ký (xem Mục 1); chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu (xem mục 2); chứng nhận giấy ủy quyền (xem mục 3); chứng nhận các hợp đồng chuyển dịch tài sản và các hợp đồng có ý nghĩa pháp lý khác (xem mục 4); chứng nhận di chúc và văn bản thuận phân chia tài sản thừa kế (xem mục 5); nhận giữ tài liệu, giấy tờ (xem mục 6); chứng nhận phần tài sản riêng trong tài sản chung của vợ chồng (xem mục 7) và cấp kháng nghị hàng hải (xem Mục 8).

Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng bBộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ra đời, toàn bộ chương III được sử dụng để ấn định "trình tự, thủ tục thực hiện các việc công chứng". Nghị định này quy định cụ thể hơn về quyền của công chứng viên (Điều 17 Nghị định số 45/HĐBT) và nhiệm vụ của công chứng viên (Điều 16 Nghị định số 45/HĐBT). Cụ thể, Điều 16 Nghị định số 45/HĐBT nêu:

Khi thực hiện công chứng, công chứng viên có nhiệm vụ: 1. Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ, tài liệu do đương sự nộp, xuất trình; trường hợp cần thiết phải tiến hành xác minh. Trực tiếp soạn thảo hoặc hướng dẫn cho đương sự soạn thảo hợp đồng và giấy tờ, nếu họ đề nghị;

2. Trực tiếp thực hiện công chứng, ký văn bản công chứng, đóng dấu Phòng công chứng nhà nước và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện;

5. Trường hợp cần thiết, giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa pháp lý của việc công chứng [26].

Điều 17 Nghị định số 45/HĐBT liệt kê các quyền của công chứng viên: 1. Yêu cầu đương sự nộp hoặc xuất trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện công chứng;

2. Yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức khác cung cấp giấy tờ, tài liệu cần thiết để thực hiện công chứng;

3. Yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc làm tư vấn khi thấy cần thiết;

4. Từ chối thực hiện công chứng đối với các trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này [26].

Trở lại với khái niệm "Nghĩa vụ dân sự" được ghi nhận tại Điều 280 Bộ luật dân sự 2005, dưới một góc nhìn nào đó, chúng ta có thể thấy rằng nhiệm vụ và quyền của công chứng viên được pháp luật công chứng ghi nhận chính là nghĩa vụ dân sự của công chứng viên. Điều này có nghĩa là nếu công chứng viên vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng thì phải gánh chịu trách nhiệm dân sự, bao gồm cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước thay thế cho Nghị định 45/HĐBT với danh sách đầu việc công chứng được hướng dẫn không có nhiều thay đổi. Thông tư số 01/TT-LB ngày 3/7/1996 của liên bộ Ngân hàng nhà nước- Tài chính- Tư pháp hướng dẫn thủ tục về thế chấp, cầm cố tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ

nhận nhiệm vụ của công chứng viên; Điều 22 được sử dụng để liệt kê quyền của công chứng viên; Điều 23 xác định những trường hợp công chứng viên không được thực hiện công chứng.

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực ra đời thay thế cho Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, chúng ta thấy nhiệm vụ và quyền hạn của công chứng viên lại có một vài thay đổi nhất định. Chưa từng có tiền lệ, "Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện công chứng, chứng thực" được xếp riêng thành một chương (Chương V, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP); chương VI Nghị định số 75/2000/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục "công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch" cũng lần đầu tiên được tách bạch thành hai mục. Mục I đưa ra "những quy định chung" bao gồm năm điều luật (từ điều 41 đến Điều 45) xác định những yêu cầu khái quát nhất áp dụng khi giải quyết bất kỳ yêu cầu công chứng nào. Mục II đề cập tới "Những quy định riêng về công chứng, chứng thực một số hợp đồng, giao dịch" bao gồm chín điều luật (Từ Điều 46 đến Điều 54) hướng dẫn thủ tục công chứng một số loại hợp đồng, giao dịch cụ thể. Tham khảo nội dung chương II, chương VI và toàn bộ chương VII Nghị định số 75/2000/NĐ-CP chúng ta thấy danh sách từng đầu việc công chứng được hướng dẫn trình tự, thủ tục một cách cụ thể, chi tiết cũng không hoàn toàn tương tự so với nội dung những điều luật cùng loại trước đó. Sau này, một số quy định cả về phần yêu cầu chung và phần trình tự, thủ tục riêng như đã mô tả ở trên tiếp tục được bổ sung tại Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành nghị định số 75/2000/NĐ-CP.

Căn cứ nội dung Luật công chứng 2006, để xác định nhiệm vụ, quyền hạn của công chứng viên khi tác nghiệp chúng ta cần phải tham khảo rất nhiều quy định khác nhau của pháp luật có liên quan. Nhìn một cách khái quát, toàn bộ Chương IV, Luật công chứng 2006 được dành để hướng dẫn

Điều 35 đến Điều 52) và được chia thành hai mục. Mục 1 đưa ra "Thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch", Mục 2 nói tới "Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản và nhận lưu giữ di chúc". Đặc biệt lúc này "Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên"

chỉ còn được ghi nhận duy nhất tại một điều luật (Điều 22 Luật công chứng 2006). Tìm hiểu thêm nội dung một vài văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật công chứng 2006 như Nghị định số 04/2013/NĐ-CP hay trước đây là Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/1/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng. Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng. Chúng ta nhận thấy chỉ có lác đác một vài quy định đơn lẻ được ghi nhận tại Nghị định số 04/2013/NĐ-CP và Thông tư số 11/2011/TT-BTP có liên quan tới quyền hạn và nhiệm vụ của công chứng viên khi thi hành chức nghiệp. Đến đây, chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét về cách thức xác định nhiệm vụ và quyền hạn của công chứng viên trong hoạt động công chứng qua các thời kỳ như sau:

- Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công chứng viên trong hoạt động chuyên môn công chứng luôn hiện diện trong hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng.

- Tuy nội dung điều luật cụ thể có khác nhau nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của công chứng viên được phân chia thành hai bộ phận: Các yêu cầu mang tính khái quát, áp dụng chung cho bất kỳ yêu cầu công chứng nào và phần quy định mang tính chuyên biệt, chỉ dành riêng cho một vài loại việc công chứng cụ thể thường gặp.

thủ tục riêng đều có những thay đổi nhất định, tùy thuộc theo quan điểm của các nhà làm luật.

- Trước thời điểm Luật công chứng 2006 có hiệu lực, nhiệm vụ và quyền hạn của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ không được phân định một cách rạch ròi (ví dụ như nghĩa vụ lưu giữ văn bản công chứng).

Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tôi cho rằng cách thức quy định quyền hạn và nghĩa vụ của công chứng viên trong khi hành nghề, làm cơ sở để xác định trách nhiệm dân sự nói chung hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng, như hiện tại vẫn chưa rõ ràng, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Ví dụ như khi quy định trình tự, thủ tục "công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn", khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Luật công chứng 2006 và khoản 1 Điều 36 Luật công chứng 2006 khẳng định:

1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau đây:

a. Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; b. Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c. Bản sao giấy tờ tùy thân;

d. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ. Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung

Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu [33].

Nhìn thoáng qua, chúng ta thấy quy định vừa nêu rất chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi một cách tối đa cho cả người yêu cầu công chứng lẫn công chứng viên khi giải quyết từng yêu cầu công chứng cụ thể. Tuy nhiên, có vẻ như điều luật kể trên lại không mấy tương thích với một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trong thực tiễn, tôi thấy các giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử, quyết định công nhận việc giám hộ, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động công chứng. Về mặt nguyên tắc, khi xuất trình các loại giấy tờ hộ tịch kể trên trong bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, đương sự chỉ cần nộp dưới dạng "bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính" nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính. Tuy nhiên, cũng theo quy định kể trên, trong mọi trường hợp người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình bản chính các giấy tờ trong "bộ hồ sơ yêu cầu công chứng" để kiểm tra, đối chiếu. Điều đáng nói ở đây chính là không phải lúc nào người yêu cầu công chứng cũng có thể xuất trình được bản chính các loại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 110)