Cơ chế bồi thƣờng thiệt hại đối với công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 76 - 85)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

2.3.2. Cơ chế bồi thƣờng thiệt hại đối với công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng

nghề tại văn phòng công chứng

Cơ chế bồi thường thiệt hại áp dụng cho công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng lại được xây dựng theo một quan điểm hoàn toàn khác không giống như phòng công chứng. Khoản 7, Điều 32 Luật công chứng 2006 khẳng định: "Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình" [33]. Trong khi đó Khoản 1, Điều 26 Luật công chứng 2006 cũng nêu rất rõ: "Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân" [33] và "Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh" [33].Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 quy định công ty hợp danh có thể xuất hiện hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Theo đó "Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty" [32] và "Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty" [32]. Còn Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 khẳng định "Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm

Căn cứ những điều luật đã dẫn chiếu, chúng ta có thể thấy cơ chế bồi thường thiệt hại do công chứng viên không nằm trong biên chế nhà nước, hành nghề tại văn phòng công chứng được quy định khác hẳn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên là công chức, viên chức hành nghề tại các phòng công chứng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng gây ra được thiết kế theo mô hình bảo đảm kép. Đầu tiên, thiệt hại do công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng là tác nhân sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường (xem Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2010). Ngoài ra, với tư cách là khoản nợ của công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, thiệt hại do công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng gây nên còn được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp và thậm chí là bằng cả tài sản cá nhân của thành viên hợp danh công ty hay chủ doanh nghiệp.

Trong trường hợp văn phòng công chứng chỉ có một thành viên được tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, công chứng viên tại văn phòng này ngoài việc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp còn phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với những khoản nợ của doanh nghiệp (văn phòng công chứng). Trách nhiệm bồi thường của công chứng viên thành viên hợp danh trong văn phòng công chứng được thành lập và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, nếu công chứng viên là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh (Văn phòng công chứng có từ hai công chứng viên trở lên) thì ngoài việc được văn phòng công chứng mua bảo hiểm nghề nghiệp, anh ta chỉ phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ của doanh nghiệp (văn phòng công chứng) trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Cũng có ý kiến cho rằng trong tình huống nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thay cho văn phòng công chứng nên thiệt hại do công chứng viên của văn phòng công chứng gây ra chỉ được bảo

khoản 2 Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010). Hiện tại, có hai luồng quan điểm không giống nhau về vấn đề vừa nêu trên. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng lập luận kể trên hoàn toàn chính xác nếu như ở thời điểm hiện tại các nhà làm luật đã ban hành được một mẫu "Hợp đồng bảo hiểm" trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra áp dụng thống nhất trong lĩnh vực công chứng. Nói cụ thể hơn, chỉ khi nào các văn phòng công chứng cùng mua "bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp" (Xem khoản 7 Điều 32 Luật công chứng 2006) bằng một bản hợp đồng bảo hiểm có đầy đủ các nội dung theo Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm thì thiệt hại trong hoạt động công chứng mới được bảo đảm bồi thường bằng một phương thức duy nhất. Cụ thể:

1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; i) Các quy định giải quyết tranh chấp;

k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Điều 567 Bộ luật dân sự 2005 chỉ rõ: "Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm" [31]; căn cứ vào Điều 368 Bộ luật kể trên, chúng ta có ba loại hợp đồng bảo hiểm là bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010) cũng tiếp tục khẳng định sự tồn tại của ba loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự (xem Khoản 2 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010). Trong quá trình hành nghề, công chứng viên có thể là đối tượng phải gánh chịu cả ba loại trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật đồng thời gánh chịu một hình thức trách nhiệm thứ tư (trách nhiệm dân sự) mà cụ thể ở đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại (xem Điều 58 Luật công chứng 2006). Do vậy công chứng viên có thể được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với tất cả các loại trách nhiệm pháp lý mà anh ta có thể gánh chịu trong quá trình tác nghiệp nếu được pháp luật cho phép.

Trong khi đó, có luồng ý kiến thứ hai lại đưa ra một cách lập luận hoàn toàn khác biệt. Theo luồng quan điểm này, ngay cả khi thiệt hại trong lĩnh vực công chứng được bảo đảm bồi thường bằng phương thức mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo một mẫu hợp đồng thống nhất với những điều khoản, điều kiện…cơ bản như nhau, văn phòng công chứng vẫn có trách nhiệm đứng ra bồi thường thiệt hại do công chứng viên của mình gây ra. Cơ sở pháp lý cho nhận định kể trên là nội dung của một số quy định pháp luật liên quan. Cụ thể, khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 nêu rõ "Nguyên tắc bồi thường thiệt hại" như sau: "Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự. Cần phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội [44, điểm 2.1, Mục 2, phần I].

Như vậy, kể cả khi đã được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nhưng trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ theo hợp đồng bảo hiểm không thanh toán hết toàn bộ thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, tổ chức hành nghề công chứng đương nhiên sẽ có trách nhiệm bồi thường nốt phần còn thiếu đó. Cá nhân tôi thấy quan điểm thứ hai nêu trên là có cơ sở pháp lý vững chắc hơn. Trong trường hợp văn phòng công chứng phải bồi thường, khoản tiền được doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra thanh toán và tài sản của văn phòng công chứng cũng không đủ để thanh toán thiệt hại cho người bên bị thiệt hại thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ giải quyết như thế nào? Vì văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005 cho nên theo cá nhân tôi, trong trường hợp này văn phòng công chứng sẽ bị giải thể hay phá sản, các khoản nợ của văn phòng công chứng sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Kể từ khi Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng 2006 (sau đây gọi là Nghị định 04/2013/NĐ-CP) thay thế cho Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều Luật công chứng chúng ta thấy xuất hiện thêm một loại công chứng viên nữa đó là công chứng viên làm thuê. Cụ thể, khoản 1 Điều 11 Nghị định 04/2013/NĐ-CP nêu rõ:

phòng công chứng, công chứng viên không được đồng thời hành nghề công chứng tại một tổ chức hành nghề công chứng khác...

Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng cho Văn phòng công chứng có các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với công chứng viên [23, khoản 4 Điều 11]. Căn cứ vào nội dung điều luật kể trên, hiển nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên làm thuê sẽ được áp dụng theo quy định của Luật công chứng 2006 và pháp luật lao động. Trách nhiệm vật chất của người lao động được ghi nhận tại Bộ luật lao động 2012 không bao gồm cơ chế, cách thức bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra cho bên thứ ba khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao phó. Bộ luật lao động 2012 đã dành toàn bộ Mục 2, chương VIII (gồm ba Điều luật từ Điều 130 đến Điều 132) để nói tới "Trách nhiệm vật chất" của người lao động, theo đó:

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hàng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm;

kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường [31, Điều 30].

Tại Điều 131 quy định về "Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại"; Điều 132 đề cập tới "Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất". Tuy nhiên, toàn bộ nội dung Bộ luật lao động 2012 cũng không hiện diện bất kỳ điều luật nào xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động hay người sử dụng lao động. Tìm hiểu một vài quy định khác của pháp luật, chúng ta có thể thấy cách thức bồi thường thiệt hại của công chứng viên làm thuê có thể được ấn định một cách trực tiếp trong hợp đồng lao động và/ hoặc thỏa ước lao động tập thể. Nhận xét kể trên được đưa ra sau khi ta tìm hiểu khái niệm "Hợp đồng lao động" và "thỏa ước lao động tập thể" được ghi nhận tại Từ điển Luật học do nhà xuất bản từ điển Bách khoa- Nhà xuất bản tư pháp ấn hành năm 2006. Cụ thể "Hợp đồng lao động" là "văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động" [52]. "Thỏa ước lao động tập thể" là sự "thỏa thuận (bằng văn bản) giữa đại diện tập thể lao động (hoặc đại diện giới lao động) và người sử dụng lao động (hoặc đại diện giới sử dụng lao động) về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động" [52]. Từ hai khái niệm kể trên chúng ta thấy bằng cách xác định "quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động" bên sử dụng lao động (văn phòng công chứng) và người lao động (công chứng viên làm thuê) hoàn toàn có thể thỏa thuận cách thức bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra cho bên thứ ba trong khi thực hiện các công việc được phân công. Nếu chúng ta căn cứ vào Khoản 7, Điều 32 Luật công chứng 2006 văn phòng công chứng vẫn có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên làm thuê nhưng rõ ràng, nội dung hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn có thể

dụng lao động. Thiệt hại do công chứng viên làm thuê không phải là thành viên hợp danh hay chủ doanh nghiệp tư nhân gây ra có được xếp ngang hàng với thiệt hại do công chứng viên là thành viên công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân gây ra hay không và có được bảo đảm bằng tài sản của tổ chức hành nghề công chứng đó hay không vẫn chưa được quy định rõ ràng. Với cách quy định hiện hành, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi công chứng viên làm thuê sẽ rất khác nhau, chủ yếu phụ thuộc ý chí chủ quan của công chứng viên làm thuê và chủ sở hữu văn phòng công chứng cũng như quan điểm áp dụng pháp luật của cá nhân người có trách nhiệm.

Sau khi tìm hiểu một số quy định có liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra cũng như của công chức, viên chức, người lao động chúng ta thấy rằng có nhiều cách hiểu không thống nhất với nhau về cơ chế bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra. Căn cứ theo nội dung các điều 618, 619, 620, 622 Bộ luật dân sự 2005 về mặt nguyên tắc trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng sẽ phải có trách nhiệm đứng ra bồi hoàn toàn bộ thiệt hại do công chứng viên của tổ chức mình gây ra trong khi thực thi chức nghiệp. Sau đó, đến lượt mình công chứng viên có trách nhiệm hoàn trả lại cho tổ chức hành nghề công chứng một khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã đứng ra bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng. Điều này tiếp tục được khẳng định trong một số đạo luật có liên quan. Ví dụ như tại điểm b, khoản 2, Điều 10 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 nêu rõ người thi hành công vụ đã gây thiệt hại có nghĩa vụ "hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" [36] trong khi "viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập..." [37, khoản 2 Điều 55].

thức quy định tại Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể, Điều 619 Bộ luật dân sự 2005 nêu rõ: "Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 76 - 85)