Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hạ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 55 - 59)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

2.2.4. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hạ

nhiệm đứng ra bồi thường. Sau đó viên chức này có trách nhiệm hoàn trả lại cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức. Rõ ràng, các trường hợp nêu trên tiềm ẩn sự bất bình đẳng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi loại công chứng viên.

2.2.4. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thiệt hại

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra. Quan hệ nhân quả là mối quan hệ khách quan của bản thân các sự vật. Quan hệ nhân quả của bản thân sự vật tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được hay không. Quan hệ nhân quả của các hiện tượng, sự vật mang tính phổ biến. Trên cơ sở của việc nhận thức biện chứng thì tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân cả. Nguyên nhân bao giờ cũng làm phát sinh ra một hoặc nhiều kết quả hoặc một kết quả của sự vật, sự việc mang tính tất yếu.

Quan hệ nhân quả được xác định tại điểm 1.3, mục I, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: "Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại" [44]. Theo khoản 5, Điều 32 Luật công chứng 2006, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ "bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng" [33]. Với quy định này thì chỉ thiệt hại "do lỗi" của công chứng viên

công chứng viên mới được bồi thường). Tuy nhiên, với mô hình công chứng như hiện nay không phải lúc nào cũng cần có yếu tố lỗi của công chứng viên gây ra thì tổ chức hành nghề công chứng mới phải bồi thường. Ví dụ như trong trường hợp công chứng viên là công chức nhà nước thì chỉ cần có yếu tố có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, tổ chức hành nghề công chứng đã phải bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Cũng theo quy định trên, nếu thiệt hại do lỗi của người yêu cầu công chứng gây ra thì tổ chức hành nghề công chứng không phải bồi thường.

Tính đến nay cả nước đã có hàng trăm tổ chức được cấp giấy đăng ký hoạt động và có gần hai nghìn công chứng viên hành nghề trong lĩnh vực này cho nên vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực trạng vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra qua một số vụ việc sau:

Vụ việc thứ nhất: Chiều ngày 05/02/2009, bà Nga đến Văn phòng công chứng Y đề nghị công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở với tư cách là bên mua với bên bán là vợ chồng bà Thủy, ông Chín. Sau khi kiểm tra hồ sơ, công chứng viên đã thụ lý, do bên bán không đến công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng (vì đau chân) nên đã đề nghị công chứng viên tiến hành ký hợp đồng ngoài trụ sở. Sau khi tiến hành soạn hợp đồng, đến 19h ngày 05/02/2009, công chứng viên đã đến địa chỉ theo bà Nga yêu cầu để tiến hành công chứng. Ngày 06/02/2009, công chứng viên đóng dấu tại Văn phòng và bà Nga đến Văn phòng công chứng Y để nộp phí công chứng và nhận 04 bộ hợp đồng bản gốc. Sau khi ký kết hợp đồng, bà Nga đã giao tiền đầy đủ cho vợ chồng bà Thủy và ông Chín, đồng thời vợ chồng bà Thủy, ông Chín giao lại "sổ đỏ" căn nhà nói trên. Ngày 20/8/2009, bà Nga đến Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội để tiến hành thủ tục sang tên "sổ đỏ" thì được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trả lời rằng,

thế chấp cho Công ty da giày Hà Nội bằng Hợp đồng công chứng số 01/HĐTC ngày 23/7/2008 của Văn phòng công chứng Y cũng do chính công chứng viên Dũng chứng nhận để vay hai tỷ đồng. Việc thế chấp này chưa được giải chấp, nên bà Nga không đủ tư cách để thực hiện việc sang tên "sổ đỏ". Bà Nga đã có đơn khiếu nại và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Việc xác định thiệt hại thực tế mà bên yêu cầu công chứng phải gánh chịu là rất khó. Trong vụ việc liên quan đến Văn phòng công chứng Y, bà Nga ký hợp đồng mua bán với giá 2,4 tỷ đồng nhưng không đăng ký sang tên được vì tài sản đã thế chấp cho Ngân hàng. Văn phòng công chứngY đã chấp nhận về nguyên tắc sẽ bồi thường và bà Nga đã đòi bồi thường 3 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa - theo bà Nga - thiệt hại của bà là 3 tỷ đồng. Tại sao lại là 3 tỷ đồng? Văn phòng công chứng đã trả lời rằng, yêu cầu này "chưa phù hợp", "sẽ bồi thường cho bà Nga trên cơ sở phán quyết của Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền" (Công văn ngày 27/11/2009). Phòng Bổ trợ tư pháp Hà Nội đã mời bà Nga và Công chứng viên Văn phòng công chứng Y đến làm việc để giải quyết. Tại buổi làm việc này, phía bà Nga đề nghị Văn phòng công chứng Y bồi thường thiệt hại là một tỷ năm trăm triệu đồng. Văn phòng công chứng Y đã không chấp nhận bồi thường số tiền này với lý do bà Nga không đưa ra được căn cứ thiệt hại cụ thể.

Vụ việc trên cho thấy, việc xác định chính xác thiệt hại mà người yêu cầu công chứng gánh chịu là rất khó. Trong trường hợp này, bên yêu cầu thiệt hại phải chứng minh thiệt hại cụ thể của mình. Văn phòng này đã thừa nhận "Công chứng viên đã có thiếu sót trong quy trình công chứng hợp đồng" là "chủ quan không kiểm tra đăng ký giao dịch đảm bảo". Tài sản trong hợp đồng chuyển nhượng được công chứng đã được thế chấp mà theo Bộ luật dân sự 2005 (khoản 4 Điều 349), bên thế chấp chỉ "được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý". Ở đây, bên thế chấp đã

Ngân hàng (bên nhận thế chấp) nên hợp đồng này vô hiệu. Điều đó có nghĩa là công chứng viên đã công chứng một hợp đồng không hợp pháp nên có lỗi theo khoản 5 Điều 32 Luật công chứng 2006 và phải bồi thường.

Vụ việc thứ hai: Ngày 20/10/2012 bên bán là vợ chồng bà Hoa và bên mua là vợ chồng ông Tuấn đến Văn phòng công chứng X yêu cầu công chứng Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đối với 80m2 đất tại phố Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội. Hai bên cung cấp đầy đủ hồ sơ cho công chứng viên Y tại Văn phòng công chứng X. Hai bên đề nghị công chứng viên ghi giá trị trên hợp đồng là 500.000.000VND (năm trăm triệu đồng Việt Nam), hai bên đã đọc rõ nội dung hợp đồng và ký tên vào hợp đồng theo đúng quy trình công chứng. Công chứng viên ký tên chứng nhận hợp đồng và thu phí, trả hồ sơ cho mỗi bên giữ. Sau đó bên mua cầm hồ sơ đi sang tên tại Văn phòng đăng ký đất và nhà quận Cầu Giấy. Quá 5 ngày bên bán là bà Hoa đòi bên mua thanh toán nốt tiền nhưng bên mua không có khả năng thanh toán do Ngân hàng không giải ngân vì hết hạn mức. Bên bán làm đơn yêu cầu ngừng giao dịch, hai bên kiện nhau ra Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy. Tại Tòa, bên bán xuất trình giấy giao nhận tiền các lần, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán viết tay với giá trị thực tế là 5.000.000.000 VND (Năm tỷ đồng Việt Nam). Bên mua xuất trình bản hợp đồng công chứng giá trị 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng Việt Nam) và cho rằng mình đã thanh toán đủ. Hai bên thừa nhận việc khai giá trị thực tế với giá trị trên hợp đồng là khác nhau để trốn thuế. Bên bán cho rằng vì công chứng chứng nhận hợp đồng cho nên phải bồi thường. Trong trường hợp này, giá do các bên thỏa thuận trên nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận các bên theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 cho nên công chứng viên không có lỗi và không phải bồi thường.

Trong cả hai vụ việc trên, yêu cầu bồi thường thiệt hại đều liên quan đến hành vi công chứng của công chứng viên. Tuy nhiên, việc xác định có lỗi hay không có lỗi có yếu tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 55 - 59)