Áp dụng một số biện pháp trách nhiệm dân sự khác nhƣ buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 106 - 110)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

3.2.2. Áp dụng một số biện pháp trách nhiệm dân sự khác nhƣ buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm

xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm

Chúng ta đã biết việc hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý nói chung hay trách nhiệm dân sự nói riêng của công chứng viên luôn là vấn đề được các nhà làm luật quan tâm một cách đúng mức. Tại mỗi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng qua từng giai đoạn lịch sử nhất định, trách nhiệm pháp lý của công chứng viên ngày càng được ghi nhận đầy đủ hơn, chi tiết hơn, tương xứng với vai trò, trách nhiệm của công chứng viên. Tuy nhiên, trong khi công chứng viên phải gánh chịu toàn bộ ba loại trách nhiệm pháp lý (bao gồm trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự) nhưng lại chỉ gánh chịu duy nhất trách nhiệm bồi thường thiệt hại, một hình thức của trách nhiệm dân sự. Quy định về trách nhiệm dân sự, mà đặc biệt là trách nhiệm bồi thường thiệt hại hầu như không thay đổi qua các thời kỳ. Nói cụ thể hơn, ngoài hình thức bồi thường thiệt hại, công chứng viên không phải là đối tượng của các hình thức trách nhiệm khác như: Buộc xin lỗi, cải chính công khai, chấm dứt hành vi vi phạm,…Dưới một giác độ nào đó các luật gia chia trách nhiệm bồi thường làm hai loại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Và nếu như căn cứ vào nội dung Điều 58 Luật công chứng 2006, công chứng viên sẽ phải gánh chịu cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Tuy nhiên, từ những quy định của pháp luật hiện hành, chúng ta mới chỉ quan tâm tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất chứ không mấy để ý tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.

Từ thực tiễn công tác với tư cách là một công chứng viên cũng như xuất phát từ quyền, nghĩa vụ của công chứng viên được pháp luật quy định tôi

chính công khai, chấm dứt hành vi vi phạm, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể áp dụng trong lĩnh vực công chứng.

- Buộc xin lỗi:

Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa - Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành thì buộc công khai xin lỗi là:

Biện pháp tư pháp do tòa án quyết định buộc người vi phạm pháp luật phải công khai xin lỗi người bị vi phạm. Người bị buộc công khai xin lỗi người bị hại trước sự chứng kiến của Tòa án. Buộc công khai xin lỗi chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, có gây thiệt hại về tinh thần [52].

Từ khái niệm nêu trên, chúng ta thấy hình thức trách nhiệm buộc xin lỗi thường gắn liền với vi phạm gây ra thiệt hại về tinh thần. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của công chứng viên được ghi nhận tại Luật công chứng 2006, có thể khẳng định rằng hình thức nghĩa vụ dân sự nêu trên nên được áp dụng cho công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ như, tại Điều 52 Luật công chứng 2006 quy định về trình tự, thủ tục "Nhận lưu giữ di chúc" như sau: "Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc" [33].Giả thiết, nếu bản di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng này bị thất lạc nhưng người để lại bản di chúc vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh và sẵn sàng lập lại một bản di chúc mới với nội dung không thay đổi. Trong tình huống này, thiệt hại về vật chất là không đáng kể nhưng yêu cầu nhận được một lời xin lỗi từ phía công chứng viên của người yêu cầu công chứng là hoàn toàn chính đáng.

- Cải chính công khai:

Cải chính công khai là việc sửa chữa lại những thông tin sai lệch về một chủ thể cho đúng với sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…để mọi người đều biết.

Cải chính công khai là một trong những biện pháp chế tài dân sự được áp dụng để bảo vệ quyền nhân thân của các chủ thể trong giao lưu dân sự. Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm, thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người có hành vi vi phạm phải cải chính công khai; ngoài ra, người bị vi phạm cũng có quyền tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng [52].

Như vậy, hình thức trách nhiệm dân sự cải chính công khai luôn song hành với quan hệ nhân thân bao gồm cả quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản. Hình thức trách nhiệm dân sự cải chính công khai có vẻ như không mấy phù hợp với lĩnh vực tư pháp. Điều 2 Luật công chứng 2006 khẳng định: "Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng" [33]. Điều này có nghĩa hoạt động chuyên môn của công chứng viên thường đi đôi, gắn liền với quan hệ tài sản chứ không phải là quan hệ nhân thân, đặc biệt là quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.

- Chấm dứt hành vi vi phạm:

Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa - Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006, buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật là:

Tổng hợp các biện pháp, cách thức do các chủ thể có quyền bị xâm hại hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để tác

vi vi phạm pháp luật phải ngừng lại, không được tiếp tục thực hiện hành vi đó hoặc phải thực hiện hành vi nhất định. Hành vi vi phạm pháp luật trong pháp luật dân sự có thể là sự vi phạm các quy định của pháp luật hoặc là sự vi phạm cam kết, thỏa thuận của các bên.

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật có thể là buộc phải kiềm chế không được tiếp tục thực hiện hành vi đó hay phải thực hiện hành vi tích cực đem lại lợi ích cho người bị thiệt hại bởi vi phạm [52].

Để kiểm chứng liệu hình thức trách nhiệm dân sự buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật có phù hợp với quyền hạn, nghĩa vụ của công chứng viên theo luật định hay không, ta tham khảo ví dụ sau. Tại điểm a, khoản 1, Điều 12 Luật công chứng 2006, khi liệt kê "Các hành vi bị nghiêm cấm" đã khẳng định công chứng viên không được "tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà mình biết được khi hành nghề, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích của người khác" [33]. Giả thiết trong tình huống này công chứng viên vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật, tiết lộ thông tin liên quan tới khách hàng mà anh ta biết được khi hành nghề. Rõ ràng, trong tình huống kể trên việc bắt buộc công chứng viên chấm dứt hành vi vi phạm, cụ thể là tiết lộ thông tin liên quan tới vụ việc đã được công chứng, trở nên hết sức cần thiết.

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự:

Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa - Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là:

Tổng hợp những biện pháp, cách thức do các chủ thể có quyền thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm tác động vào người có nghĩa vụ, cưỡng chế họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà họ đã cam kết thỏa thuận. Biện pháp này được áp

vụ, khi người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ [52].

Đây là hình thức trách nhiệm dân sự hoàn toàn có thể áp dụng một cách hoàn hảo trong lĩnh vực công chứng. Khoản 1 Điều 63 Luật công chứng 2006 nêu rõ: "Người yêu cầu công chứng có quyền khiếu nại về việc từ chối công chứng khi có căn cứ cho rằng việc từ chối đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình" [33]. Về mặt nguyên tắc, công chứng viên dù hành nghề tại phòng công chứng hay văn phòng công chứng đều phải có trách nhiệm thực hiện công chứng khi tiếp nhận những yêu cầu công chứng hợp pháp của đương sự mà không được từ chối với bất kỳ lý do gì. Nếu có căn cứ cho rằng việc từ chối thực hiện công chứng của công chứng viên là không phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể yêu cầu công chứng viên giải quyết yêu cầu công chứng hợp pháp cho đương sự. Trong số bốn hình thức khác của trách nhiệm dân sự như đã nêu, ngoài trừ hình thức cải chính công khai, ba hình thức trách nhiệm dân sự còn lại là buộc xin lỗi, buộc chấm dứt hành vi vi phạm và buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể được áp dụng một cách hữu ích vào lĩnh vực công chứng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nghiên cứu một cách cẩn trọng khi quyết định áp dụng các hình thức trách nhiệm dân sự kể trên cho công chứng viên, bảo đảm không bị trùng lặp với phạm vi điều chỉnh hay nói chính xác hơn là các hành vi bị xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/11/2013.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 106 - 110)