• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ
3.1.1. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng
viên và tổ chức hành nghề công chứng
Hiện nay cơ chế bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng gây ra trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ công chứng được thiết kế tương đối phức tạp. Theo quy định của Luật công chứng 2006 chúng ta có tới ba mô hình tổ chức hành nghề công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Tương ứng với nhiều loại công chứng viên khác nhau làm việc trong các tổ chức hành nghề công chứng đó như: Công chứng viên là công chức, viên chức làm việc tại các phòng công chứng, công chứng viên là thành viên hợp danh hay chủ doanh nghiệp tư nhân và công chứng viên làm thuê làm việc tại các văn phòng công chứng. Tuy nhiên, vì cùng cung cấp một dịch vụ công chứng như nhau cho nên về mặt nguyên tắc tất cả các công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng đều phải gánh chịu trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng ngang nhau. Để bảo đảm yêu cầu mang tính khách quan kể trên, hiển nhiên một cơ chế bồi thường thiệt hại có tính khả thi cao, được áp dụng một cách thống nhất cho tất cả các công chứng viên cũng như tổ chức hành nghề công chứng là một yêu cầu mang tính cấp thiết. Rõ ràng, cơ chế bồi thường thiệt hại như hiện có chưa đáp ứng được
nghề công chứng như hiện nay: Đơn vị sự nghiệp công lập (phòng công chứng) theo Luật viên chức 2010, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp 2005 cho nên cách thức thực hiện bồi thường thiệt hại do chính tổ chức hành nghề công chứng gây ra cũng rất khác nhau. Có quan điểm cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổ chức hành nghề công chứng gây ra sẽ được coi như "khoản nợ" của tổ chức hành nghề công chứng, nhưng cũng có nhiều luật gia cho rằng giao kết hợp đồng bảo hiểm là cơ chế bảo đảm bồi thường thiệt hại (với tư cách là hình thức của trách nhiệm dân sự duy nhất được pháp luật ghi nhận - Điều 569 Bộ luật dân sự 2005).
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra cũng vậy. Về phương diện lý thuyết, tương ứng với từng loại công chứng viên, chúng ta sẽ có riêng cách thức bồi thường thiệt hại. Đối với công chứng viên là công chức (xem Khoản 2, Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008) cách thức bồi thường thiệt hại sẽ tuân thủ theo quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Đối với công chứng viên là viên chức, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ tương tự như các viên chức khác được ghi nhận tại Luật viên chức 2010. Đối với những công chứng viên không phải là công chức, viên chức thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được bảo đảm bằng một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (xem Khoản 7, Điều 32 Luật công chứng 2006). Thậm chí có quan điểm cho rằng ngoài ra, trách nhiệm bồi thường của công chứng viên không phải là công chức, viên chức còn được coi như là một khoản nợ của văn phòng công chứng đó và tiếp tục được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. Cuối cùng, bên cạnh việc được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, cách thức bồi thường thiệt hại do công chứng viên làm thuê gây ra còn được ghi nhận tại Hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể theo Bộ luật lao động năm 2012. Cách thức xác định cũng như cơ chế bồi thường của mỗi loại, dạng công chứng viên hoàn toàn không giống nhau. Vấn đề mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được Luật công
có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình" [33]. Luật công chứng không quy định văn phòng công chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho chính tổ chức mình. Trong khi đó Luật công chứng 2006 vẫn quy định trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng "nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật" [33, Điều 59)]. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên có nhất thiết phải thực hiện trước khi Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hay không? Ngày 24/2/2009 Bộ Tư pháp có Công văn số 507/BTP-HCTP trả lời như sau:
Luật công chứng quy định Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình nhưng chưa quy định rõ phải mua vào thời điểm nào, do vậy, nghĩa vụ mua bảo hiểm của Văn phòng công chứng có thể thực hiện trước hoặc sau khi đã được cấp giấy đăng ký hoạt động [5]. Thủ tục mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên như thế nào? Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010), thì bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên không thuộc loại bảo hiểm bắt buộc. Do vậy, thủ tục mua bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu là do thỏa thuận giữa Văn phòng công chứng với doanh nghiệp bảo hiểm. Văn phòng công chứng chủ động liên hệ với doanh nghiệp bảo hiểm để được hướng dẫn mua bảo hiểm.
Do cả công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng đều có nghĩa vụ bồi thường nếu gây ra thiệt hại cho nên tôi cho rằng cần xây dựng một cơ chế bồi thường thống nhất áp dụng chung cho tất cả các loại công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cả công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng là một biện
Thứ nhất, phù hợp với quy định truyền thống về phương thức bảo đảm thực hiện trách nhiệm dân sự nói chung (bao gồm cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại) được ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2005.
Thứ hai, tương thích với xu hướng tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ ba, bảo đảm được tính thống nhất về cơ chế bồi thường thiệt hại do công chứng viên hành nghề tại các tổ chức công chứng khác nhau gây ra thiệt hại.