TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 1 Khái niệm về công chứng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

1.2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 1 Khái niệm về công chứng

1.2.1. Khái niệm về công chứng

Công chứng là một nghề xuất hiện từ rất xưa, cách đây hàng ngàn năm ở Hy Lạp, Ai Cập, đặc biệt là ở La Mã đã có những người làm dịch vụ văn tự. Nghề công chứng bắt đầu phát triển tương đối mạnh vào khoảng thế kỷ XIV, XV. Trong thời gian này có việc chứng nhận bản sao giấy tờ, nhưng chủ yếu vẫn là chứng nhận hợp đồng, giao dịch. Thuật ngữ Notariat (tiếng Pháp, Đức,...) hay Notary (tiếng Anh), đều có gốc Latinh là Notarius có nghĩa là ghi chép. Nghiên cứu các tài liệu về công chứng cho thấy, trên thế giới có ba hệ thống công chứng chủ yếu là: Hệ thống công chứng La tinh tương ứng với hệ thống luật La Mã (còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự Civil Law); hệ thống công chứng Ănglo Saxon tương ứng với hệ thống pháp luật Ănglo Saxon (Common Law) và hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique). So sánh các hệ thống công chứng cho thấy, mặc dù giữa hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng Ănglo Saxon có sự khác biệt nhau về cách thức tổ chức, hoạt động, trình tự, thủ tục công chứng, song quan niệm về công chứng ở hai hệ thống này về cơ bản tương đồng. Cả hai hệ thống này đều coi công chứng là một nghề tự do, công chứng viên hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình.

Tuy nhiên, công chứng là một nghề đặc biệt, đòi hỏi công chứng viên phải có trình độ chuyên môn (luật) và kỹ năng nghiệp vụ được nhà nước công nhận để có thể đảm bảo tính xác thực cho các hợp đồng vốn rất phức tạp, đa dạng, công chứng viên do nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận theo các điều kiện,

tiêu chuẩn do luật định và hoạt động theo chế độ chứng chỉ hành nghề. Có thể thấy rõ điều đó qua pháp luật thực định về công chứng của một số nước như: Cộng hòa Pháp (một điển hình của hệ thống công chứng La tinh), Điều 1 Pháp lệnh số 452500 ngày 02/11/1945 về Điều lệ công chứng của Cộng hòa Pháp quy định: "Công chứng viên là viên chức công, được bổ nhiệm để lập các hợp đồng và văn bản mà theo đó, các bên phải hoặc muốn đem lại tính xác thực giống như các văn bản của các cơ quan công quyền và để đảm bảo ngày, tháng chắc chắn, lưu giữ và cấp các bản sao văn bản công chứng" [53]. Ở Vương quốc Anh (một trong các điển hình của hệ thống công chứng Ănglo Saxon), quy chế công chứng năm 1801, 1833, 1834 quy định:

Công chứng viên là viên chức được bổ nhiệm để thực hiện các hành vi công chứng sau: Soạn thảo, chứng nhận hoặc xác lập chứng thư và các giấy tờ khác có liên quan đến việc chuyển nhượng hoặc xác lập giấy tờ khác có liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản và tài sản cá nhân, giấy ủy quyền liên quan đến bất động sản và tài sản cá nhân ở Anh, xứ Wales, các nước khác thuộc khối cộng đồng Anh hoặc ở nước ngoài; chứng nhận hoặc xác nhận các giấy tờ liên quan đến di chúc, lập kháng nghị hàng hải về sự cố xảy ra đối với tàu và hàng hóa trên tàu trong thời gian tàu đi trên biển [54]. Hệ thống công chứng Collectiviste lại có quan niệm về công chứng khác với hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng Ănglo Saxon. Hệ thống công chứng tập thể phát triển mạnh vào các năm 70 của thế kỷ XX đến trước những năm 1990 như Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu trước đây, các nước xã hội chủ nghĩa Cuba, Trung Quốc, Việt Nam... Hệ thống công chứng Collectiviste, công chứng chưa được coi là một nghề, công chứng viên là công chức nhà nước, kiêm nhiệm cả việc chứng thực (thị thực hành chính); việc công chứng được giao cho cả các chủ thể không phải là công chứng viên đảm nhiệm; công chứng viên không có chứng chỉ hành nghề,

nhiệm hành chính trước nhà nước về những sai phạm trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống công chứng Collectiviste, hầu hết các nước đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đều có sự đổi mới trong quan niệm về công chứng phù hợp với quan niệm của hệ thống công chứng La tinh và hệ thống Ănglo Saxon, đó là xác định công chứng là một nghề tự do đặt dưới sự quản lý của nhà nước và đang từng bước tiến hành cải cách công chứng từ mô hình công chứng nhà nước sang mô hình công chứng tự do. Ví dụ: ở Ba Lan, Điều 1 Luật số 176 ngày 14/02/1991 về công chứng quy định: "Công chứng viên được bổ nhiệm để lập những văn bản mà trong đó, các bên phải hoặc muốn đem lại một tính đích thực" [55].

Ở Việt Nam, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 15/11/1945 Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 59/SL quy định về "Thể lệ thị thực các giấy tờ". Tiếp đó, ngày 29/02/1952 Sắc lệnh số 85/SL về "Thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất" được ban hành. Theo hai Sắc lệnh này, một số việc chứng nhận các giấy tờ giao cho Ủy ban kháng chiến hành chính (nay là Ủy ban nhân dân) các cấp thực hiện.

Ngày 10/10/1987 Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 574/QLTPK về công chứng nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Công tác chứng thực của Ủy ban nhân dân các địa phương được cải tiến và nâng cao một bước về chất lượng; đồng thời Phòng Công chứng nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được thành lập.

Ngày 27/02/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. Đây là văn bản đầu tiên quy định toàn diện về tổ chức và hoạt động công chứng trong bối cảnh một số quy định liên quan đến công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao hơn đã được ban hành, như: Pháp lệnh thừa kế (30/8/1990), Pháp lệnh nhà ở và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban

hành gần như cùng thời điểm (26/3/1991 và 29/4/1991). Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 định nghĩa:

Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [26]. Nghị định này cũng quy định: "Công chứng viên chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu từ bản chính" [26]. Các huyện, thị xã nơi chưa có phòng công chứng nhà nước thì Ủy ban nhân dân huyện, thị xã được quyền thực hiện các việc công chứng, cụ thể là: Chứng nhận hợp đồng dân sự; chứng nhận giấy ủy quyền; chứng nhận di chúc; chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu tiếng Việt.

Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của nước ta sau 5 năm đã có những biến đổi lớn, những quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về công chứng nói riêng phải được hoàn thiện một bước cho phù hợp. Nhất là sau khi Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành. Ngày 18/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP về tổ chức và hoạt động công chứng thay thế cho Nghị định 45/HĐBT ngày 27/02/1991. Nghị định này đã cụ thể hóa một phần các quy định của Bộ luật dân sự, đổi mới một bước và tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục phát triển hoạt động công chứng ở nước ta. Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 cũng định nghĩa về công chứng như Nghị định 45/HĐBT và quy định Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh có thẩm quyền chứng thực một số việc và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực di chúc và các việc khác do pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính giấy tờ

như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ khác có quyền cấp bản sao các giấy tờ đó cho đương sự.

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, nhiều quy định của Nghị định 31/CP ngày 18/05/1996 đã tỏ ra bất cập, không còn phù hợp với thực tế. Do vậy, ngày 08/12/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực thay thế cho Nghị định 31/CP. Quy định của Nghị định 75/2000/NĐ-CP bước đầu có sự tách bạch giữa công chứng và chứng thực, tức là đã có sự phân biệt giữa hoạt động của cơ quan chuyên trách thực hiện công chứng là phòng công chứng và cơ quan kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ này là Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Theo đó: "Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định" [14] còn chứng thực là "việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ" [14, Điều 2]. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa công chứng và chứng thực về cơ bản mới chỉ ở khía cạnh chủ thể thực hiện công chứng, chứng thực, có nghĩa là cùng một việc, nếu do Phòng Công chứng thực hiện thì được gọi là công chứng, còn nếu do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện thì được gọi là chứng thực.

Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những vấn đề cần sửa đổi bổ sung để pháp luật Việt Nam tương thích với pháp luật của các nước khác trên thế giới. Trước những đòi hỏi đó, Luật đất đai năm

2003 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004; Bộ luật dân sự năm 2005 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 và Luật nhà ở đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Trong các Luật này có một số quy định liên quan đến công chứng, chứng thực, đặc biệt là phần quy định về thẩm quyền công chứng, chứng thực.

Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật công chứng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007). Luật công chứng 2006 đã có sự phân định rõ ràng giữa công chứng và chứng thực, Điều 2 Luật công chứng định nghĩa: "Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng" [33]. Như vậy, các tổ chức hành nghề công chứng chỉ tập trung chứng nhận các hợp đồng, giao dịch dân sự, mà không thực hiện các việc chứng thực như: Sao y, chứng nhận chữ ký... Các việc này được chuyển giao về cho Phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)