BỔ SUNG MỘT VÀI HÌNH THỨC KHÁC NHẰM BẢO ĐẢM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 99 - 102)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

3.2. BỔ SUNG MỘT VÀI HÌNH THỨC KHÁC NHẰM BẢO ĐẢM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG

NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

Đối với công chứng viên là công chức, viên chức làm việc tại Phòng công chứng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 và Luật viên chức 2010. Đối với các công chứng viên làm việc tại Văn phòng công chứng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên được bảo đảm thực hiện bằng một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự do Văn phòng công chứng nơi công chứng viên đó làm việc giao kết với doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí bằng toàn bộ tài sản của văn phòng công chứng. Tuy cách thức thực hiện trách nhiệm bồi thường của công chứng viên làm việc tại phòng công chứng hay văn phòng công chứng có khác nhau nhưng tựu trung lại, tổ chức hành nghề công chứng mới là chủ thể đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra khi thi hành chức nghiệp.

Về mặt nguyên tắc trách nhiệm pháp lý nói chung hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên nói riêng chỉ xuất hiện trong trường hợp công chứng viên không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình do pháp luật

sự (xem Mục 3, chương XVII, phần thứ 3 Bộ luật dân sự 2005), hiện nay có bẩy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Trong khi để bảo đảm thực hiện trách nhiệm dân sự, bao gồm cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các nhà làm luật xác định hợp đồng bảo hiểm là hình thức duy nhất. Tham chiếu với Luật công chứng 2006, chúng ta không tìm thấy bất kỳ một điều luật cụ thể nào cho phép áp dụng một hay toàn bộ bảy biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nhằm bảo đảm cho việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên.

Trở lại với khái niệm nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự chúng ta thấy đây là hai thuật ngữ pháp lý hoàn toàn khác nhau nhưng lại có một số điểm trùng khí lên nhau. Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, Nhà xuất bản tư pháp ấn hành năm 2006 nêu rõ: "Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm" [52]. Như vậy, dưới góc nhìn vừa nêu, khoa học pháp lý khẳng định nghĩa vụ dân sự chính là một hình thức của trách nhiệm dân sự. Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp nhất định, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã được pháp luật dân sự hiện hành ghi nhận nhằm bảo đảm thực hiện trách nhiệm dân sự. Nói cụ thể hơn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, ngoài việc được bảo đảm bằng một bản hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp còn có thể được bảo đảm bằng một hoặc một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Điều 280 Bộ luật dân sự 2005 cho rằng:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc

Trong khi đó, chúng ta không tìm thấy bất cứ điều luật nào quy định về trách nhiệm dân sự trong Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, dựa trên những nguyên nhân làm phát sinh "trách nhiệm dân sự" được xác định tại Bộ luật dân sự 2005, chúng ta thấy trách nhiệm dân sự có các dạng, loại như sau: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự (Điều 302), trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 303), trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều 304), trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 305) và trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 306).

Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa - Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006:

Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ: Hợp đồng dân sự; hành vi dân sự đơn phương; việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; thực hiện công việc không có ủy quyền và từ các căn cứ khác do pháp luật quy định. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm. Chỉ những tài sản có thể đem giao dịch được và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự [52].

Còn trách nhiệm dân sự là "trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại" [52].

Như vậy, đứng dưới một giác độ nào đó, trách nhiệm dân sự không chỉ có nguồn gốc từ việc vi phạm nghĩa vụ dân sự mà giữa hai thuật ngữ pháp lý kể trên còn có những điểm trùng lặp nhất định. Với cách nhìn nhận kể trên

ta hãy đối chiếu, xem xét liệu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nào tỏ ra phù hợp với cách thức bảo đảm thực hiện trách nhiệm dân sự hay nói chính xác hơn là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng hay không? Và trong số các hình thức của trách nhiệm dân sự (buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm) xem có hình thức nào có thể áp dụng vào lĩnh vực công chứng?

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 99 - 102)