Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có sự xuất hiện của một bên trung gian thứ ba (cầm cố, thế chấp, ký quỹ)

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 102 - 106)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

3.2.1. Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có sự xuất hiện của một bên trung gian thứ ba (cầm cố, thế chấp, ký quỹ)

có sự xuất hiện của một bên trung gian thứ ba (cầm cố, thế chấp, ký quỹ)

Nghiên cứu bẩy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp) chúng ta thấy những biện pháp như đặt cọc, ký cược, bảo lãnh, tín chấp không có sự xuất hiện của một bên trung gian thứ ba hoàn toàn không phù hợp với cơ chế bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra. Và ngược lại những biện pháp có sự xuất hiện của bên trung gian thứ ba như cầm cố, thế chấp, ký quỹ lại tỏ ra rất thích hợp khi áp dụng vào chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. Tại sao lại như vậy? Chúng ta đi tìm hiểu cụ thể sau đây.

Điều 326 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự" [31].

Khoản 1 Điều 342 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp" [31].

nhà làm luật không xác định rõ nghĩa vụ dân sự phải thuộc về bên cầm cố nên bên cầm cố hoàn toàn có thể cầm cố tài sản của mình nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ ba. Như vậy, công chứng viên hoàn toàn có thể cầm cố hoặc thế chấp tài sản thuộc sở hữu của bản thân cho bên nhận cầm cố, nhận thế chấp (ví dụ như một pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010) nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình khi thực thi chức nghiệp. Trong trường hợp công chứng viên không có tài sản thì một cá nhân, tổ chức có tài sản cũng có thể sử dụng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp cho bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho công chứng viên đó. Khi phát sinh nghĩa vụ dân sự của công chứng viên, tổ chức trung gian này sẽ có trách nhiệm đứng ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (một hình thức của nghĩa vụ dân sự) cho người yêu cầu công chứng. Quy định của pháp luật hiện hành cũng cho phép một chủ thể thứ ba trực tiếp quản lý tài sản thế chấp (Điều 352 Bộ luật dân sự 2005).

Khoản 1, Điều 360 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự" [31].

Điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh ký quỹ với biện pháp cầm cố và thế chấp tài sản ở chỗ bên trung gian đã được khẳng định là một ngân hàng. Nghĩa vụ dân sự được bảo đảm chỉ có thể là nghĩa vụ của bên ký quỹ. Theo đó, công chứng viên ký quỹ một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tại ngân hàng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình nếu phát sinh.

Điều 358 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị

hoặc thực hiện hợp đồng dân sự" [31]. Nếu áp dụng vào lĩnh vực công chứng, khi giải quyết yêu cầu công chứng của đương sự, công chứng viên phải giao cho người yêu cầu công chứng một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Rõ ràng, khả năng áp dụng biện pháp đặt cọc vào lĩnh vực công chứng là rất thấp vì: Việc giao cho người yêu cầu công chứng động sản của công chứng viên sẽ khiến cho công chứng viên có thể gặp nhiều rủi ro khi giao trực tiếp tài sản của bản thân cho người yêu cầu công chứng. Hơn nữa, trách nhiệm dân sự của công chứng viên là trách nhiệm ngoài hợp đồng nên rõ ràng công chứng viên và người yêu cầu công chứng sẽ không giao kết cũng như thực hiện bất cứ một hợp đồng dân sự cụ thể nào.

Khoản 1, Điều 539 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê" [31]. Từ khái niệm kể trên chúng ta thấy biện pháp bảo đảm ký cược cũng không phù hợp khi áp dụng vào hoạt động công chứng vì: Biện pháp bảo đảm kể trên chỉ được sử dụng nhằm bảo đảm bên thuê sẽ trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê khi hai bên giao kết hợp đồng thuê tài sản. Hơn nữa, cũng giống như biện pháp đặt cọc, việc ký cược một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hay vật có giá trị khác chỉ được phép diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định mà không thể xác định có hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên.

Điều 361 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không

thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình [31]. Nghĩa vụ dân sự của công chứng viên chỉ có thể là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trong một số tình huống đã dự liệu, bên bảo lãnh sẽ phải đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh (xem Điều 369 Bộ luật dân sự 2005). Do nhiều yếu tố pháp lý khác nhau như: Tương quan giữa giá trị tài sản bảo lãnh và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, vấn đề đăng ký giao dịch bảo đảm…) nên người yêu cầu công chứng rất khó có thể trở thành bên nhận bảo lãnh mỗi khi đề nghị công chứng viên công chứng bất kỳ một hợp đồng, giao dịch dân sự nào. Vì thế, việc áp dụng biện pháp bảo lãnh vào nhằm bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên là không phù hợp.

Điều 372 Bộ luật dân sự 2005 quy định về tín chấp: "Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ" [31].

Cũng như ký cược, đối tượng áp dụng của biện pháp bảo đảm này tương đối hẹp. Trong biện pháp bảo đảm tín chấp, chỉ có tổ chức chính trị - xã hội mới có quyền đứng ra bảo đảm, còn bên được bảo đảm chỉ giới hạn bởi cá nhân, hộ gia đình nghèo. Nghĩa vụ ở biện pháp bảo đảm này cũng được khẳng định là một khoản tiền do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay nhằm để sản xuất, kinh doanh. Rõ ràng, với các quy định cụ thể, chi tiết như được mô tả ở trên, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tín chấp vào vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra là không phù hợp. Tóm lại, từ sự phân tích ở trên chúng ta thấy các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không có sự xuất hiện của bên trung gian thứ ba (tương tự như vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng trách nhiệm nghề nghiệp cho công

dụng vào bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 102 - 106)