• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ
3.1.2. Ban hành một bản hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mẫu
nghiệp mẫu
Chúng ta cần phải khẩn trương ban hành một bản hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mẫu, áp dụng thống nhất cho toàn bộ hệ thống tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên trong phạm vi toàn quốc nhằm bảo đảm tính công bằng trong việc xác định cũng như triển khai bồi thường thiệt hại. Do Luật công chứng 2006 không có bất kỳ một quy định nào hướng dẫn cách thức mua cũng như thanh toán bảo hiểm nên hiển nhiên khi văn phòng công chứng tiến hành mua bảo hiểm theo nội dung Khoản 7, Điều 32 Luật công chứng 2006, các quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm sẽ được áp dụng.
Hiện nay, quy định về kinh doanh bảo hiểm được thể hiện tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010); Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo
ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007; Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007. Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28/04/2009 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 và Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007. Thông tư số 124/2012/TT-BTC hướng dẫn một số điều Nghị định 45/2007/NĐ/CP và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP.
Tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật kể trên, chúng ta nhận thấy hiện nay các nhà làm luật chia Hợp đồng bảo hiểm thành ba loại cơ bản là Hợp đồng bảo hiểm con người (xem Mục 2, chương II, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010), hợp đồng bảo hiểm tài sản (xem Mục 3, chương II, luật kinh doanh bảo hiểm 2000, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010) và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự (xem Mục 4, chương II, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Tại Điều 52 mục 4, chương II Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự: "Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật" [30].Tiếp đó tại Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ rõ: "Đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ quy tắc, điều
dung: "Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm" [16, Khoản 3, Điều 20]. Theo Khoản 18, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010): "Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ" [38].
Từ nội dung vừa nêu, chúng ta thấy bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng không thuộc diện "phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được Bộ tài chính phê chuẩn". Điều này có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm có toàn quyền trong việc đưa ra hệ thống quy tắc, điều khoản cũng như biểu phí bảo hiểm miễn là thỏa mãn một số yêu cầu mang tính nguyên tắc do pháp luật quy định. Cụ thể, quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng phải:
Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phương thức trả tiền bảo hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp [16, điểm c, Khoản 4, Điều 20].
Như vậy, theo quan điểm chính thống hiện hành, điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng sẽ đơn thuần là một thỏa thuận dân sự thuần túy mang tính đơn lẻ giữa mỗi doanh nghiệp bảo hiểm với từng văn phòng công chứng. Nói theo cách khác, vai trò quản lý nhà nước nhằm bảo đảm tính thống nhất về nội dung của bản Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên giữa các văn phòng công chứng với các
Như vậy, cùng một thiệt hại gây ra cho người yêu cầu công chứng công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng nhưng có được bồi thường hay không hoặc giả nếu cũng được bồi thường thì mức bồi thường cụ thể lại phụ thuộc hoàn toàn vào điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm mà mỗi văn phòng công chứng ký kết với doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, để khắc phục được tình trạng kể trên, các nhà làm luật cần phải:
+ Gấp rút ban hành một bản hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo mẫu, áp dụng thống nhất cho toàn bộ hệ thống tổ chức hành nghề công chứng để các thiệt hại do bất kỳ công chứng viên hay tổ chức hành nghề công chứng nào gây ra cũng sẽ được bảo hiểm với các điều khoản và điều kiện như nhau.
+ Căn cứ vào uy tín cũng như kinh nghiệm hành nghề của các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hoặc doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế, thậm chí cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chỉ định một doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng. Việt Nam có thể học hỏi ưu điểm về cách thức mua bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên tại các nước trong Liên minh công chứng quốc tế (UINL).
+ Sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong Luật kinh doanh bảo hiểm theo hướng phải tuân thủ các quy tắc, điều khoản, biểu phí do Bộ tài chính phê chuẩn để tránh tình trạng doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tự tiện áp dụng gây khó khăn, thiếu đồng nhất khi ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.