CƠ CHẾ BẢO ĐẢM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG VIÊN HÀNH NGHỀ TẠI PHÒNG CÔNG CHỨNG VÀ VĂN

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 59 - 60)

• Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thư ờng riêng rẽ

2.3. CƠ CHẾ BẢO ĐẢM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÔNG CHỨNG VIÊN HÀNH NGHỀ TẠI PHÒNG CÔNG CHỨNG VÀ VĂN

VỚI CÔNG CHỨNG VIÊN HÀNH NGHỀ TẠI PHÒNG CÔNG CHỨNG VÀ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

Theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2006: "Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật" [33]. Như vậy nếu trong quá trình hành nghề công chứng viên gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng hay tổ chức, cá nhân có liên quan thì công chứng viên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Từ thực tiễn công tác, tôi thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên có một số nét đặc trưng như sau:

- Thiệt hại xảy ra thường lớn, lớn hơn nhiều khả năng chi trả của cá nhân công chứng viên đã công chứng hợp đồng, giao dịch đó, thậm chí là vượt quá khả năng tài chính của một tổ chức hành nghề công chứng.

- Thời điểm phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại rất khó xác định. Có trường hợp thời điểm xảy ra thiệt hại cho người yêu cầu công chứng phát sinh sau khi công chứng viên thực hiện hành vi công chứng chết.

- Do chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của công chứng viên khi thực hiện hành vi công chứng cũng như cách thức xác định thiệt hại ngoài hợp đồng của công chứng viên nên việc tính toán thiệt hại do công chứng viên gây ra còn có tình trạng tùy tiện, thiếu thống nhất.

Ở thời điểm hiện tại, Luật công chứng 2006 quy định công chứng viên trong quá trình tác nghiệp nếu gây thiệt hại thì công chứng viên phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do hiện tại chúng ta có các dạng công chứng viên khác nhau cho nên luật áp dụng chế định bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong quá trình tác nghiệp cũng khác

chứng viên như sau: Công chứng viên làm việc tại Phòng công chứng (gồm công chứng viên là công chức, viên chức) và công chức viên làm việc tại Văn phòng công chứng (gồm công chức viên là thành viên góp vốn, công chứng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân và công chứng viên làm thuê). Mặc dù quyền và nghĩa vụ các công chứng viên hành nghề tại các tổ chức công chứng theo Luật công chứng 2006 là như nhau, giá trị pháp lý của các văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận là như nhau nhưng cơ chế bồi thường thiệt hại lại hoàn toàn khác nhau và không thống nhất. Trong quá trình tác nghiệp nếu công chứng viên là công chức, viên chức so với các công chứng viên không phải là công chức, viên chức gây thiệt hại thì Luật áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng có giống nhau không? Mức bồi thường thiệt hại khi đó là bao nhiêu, có khác nhau hay không? Để làm rõ những vấn đề này, chúng ta đi tìm hiểu cụ thể hơn về cơ chế bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên hành nghề tại phòng công chứng và cơ chế bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng sau đây.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 59 - 60)