Giáo viên dạy theo trường phái cấu trúc khuyến khích tính tò mò tự nhiên của học sinh bằng việc sử dụng mô hình để minh hoạ chu kỳ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 141 - 142)

. Tính cơ động

12. Giáo viên dạy theo trường phái cấu trúc khuyến khích tính tò mò tự nhiên của học sinh bằng việc sử dụng mô hình để minh hoạ chu kỳ

nhiên của học sinh bằng việc sử dụng mô hình để minh hoạ chu kỳ học tập

Mô hình minh hoạ chu kỳ học tập miêu tả sự phát triển của chương trình học và phương pháp giảng dạy theo chu kỳ gồm 3 bước.

Bước 1, giáo viên phải tạo nhiều cơ hội cho học sinh nghiên cứu những tài liệu được lựa chọn theo mục đích. Mục tiêu cơ bản của bài học đầu tiên là tạo cho học sinh cơ hội tựđặt ra những câu hỏi và giả thuyết sau khi đã nghiên cứu tài liệu. Bước này được coi là bước khám phá. Bước tiếp theo, « giới thiệu vấn đề », giáo viên trình bày bài giảng tập trung vào những câu hỏi của học sinh, cung cấp cho học sinh khối lượng từ vựng mới có liên quan, cùng học sinh xây dựng các bài tập thí nghiệm theo đề nghị của học sinh. Bước thứ ba là « áp dụng kiến thức », hoàn tất chu kỳ sau một hay nhiều lần lặp đi lặp lại hai bước khám phá và giới thiệu vấn đề. Trong quá trình áp dụng kiến thức, học sinh giải quyết những vấn đề mới với hy vọng sẽ tìm ra cái nhìn mới mẻ về lý thuyết đã được học.

Chúng ta hãy cùng xem chu kỳ này phát triển trong lớp 3, môn khoa học về

Trái Đất như thế nào. Trong lớp học này, giáo viên giảng cho học sinh về gió Chinook, cơn gió khô, nóng được thổi từ những dãy núi đá trong khu vực ở

phía Đông của dãy núi. Nhiệt độ của cơn gió này có thể nóng hơn không khí xung quanh từ 40-50 độ. Trong ví dụ này, tài liệu có liên quan đến phần nội dung đã có sẵn phục vụ cho những mục tiêu khám phá của học sinh. Giáo viên chia nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh vẽ sơđồ giải thích những hiện tượng có thể xảy ra. Khi các nhóm bắt đầu làm việc, giáo viên lắng nghe học sinh bàn luận, can thiệp theo nhiều cách tuỳ thuộc vào sựđối thoại giữa học sinh

với nhau. Giáo viên yêu cầu nhóm chưa tìm ra câu trả lời bắt đầu bằng việc vẽ cây cỏ trên sườn núi. Khi đang vẽ, học sinh bắt đầu bàn luận về những hiện tượng như mưa rơi từđâu, sự di chuyển của mây và nhiều vấn đề khác. Lúc này, giáo viên đi đến nhóm học sinh khác đang thảo luận về hiện tượng: không khí nóng di chuyển như thế nào. Giáo viên lại hỏi nhóm khác: ‘Tại sao nếu không khí nóng di chuyển thì gió nóng lại di chuyển chậm lại ?’

Một em gái trong nhóm nhấn mạnh, ‘Đó là lý do tại sao em vẫn chưa hiểu’.

Đó chính là điều mà giáo viên muốn được nghe thấy !

Giáo viên trả lời : ‘Bây giờ các em biết được đâu là mấu chốt của vấn đề rồi chứ. Đừng quên là gió thổi qua rất nhanh.’ Và sau đó Thầy tiếp tục đi đến nhóm mà Thầy chưa trao đổi.

Bước tiếp theo giới thiệu vấn đề sau bước khám phá trong ví dụ này là gì? Giáo viên muốn giới thiệu về lý thuyết áp suất đoạn nhiệt - một lý thuyết phức tạp khó tiếp cận được nếu không xét đến việc giảm hay tăng nhiệt độ, tốc độ gió và điều kiện khí ẩm. Hoạt động của gió Chinook giúp cho giáo viên đánh giá xem yếu tố nào trong phần nội dung này mà học sinh có thể

hiểu được.

Nguồn: SEAMEO INNOTECH. (2002). Constructivism in Teaching & Learning. Project COMPETE, trang 21-29.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 141 - 142)