Động cơ bên trong và bên ngoài cho quá trình học tập

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 60 - 78)

. Tính cơ động

Động cơ bên trong và bên ngoài cho quá trình học tập

Động cơ được định nghĩa là quá trình khởi xướng, hướng dẫn, và duy trì các hành vi hướng đến mục tiêu. Đôi lúc, những tiến trình này được nuôi dưỡng bởi những nỗ lực và nhu cầu trong mỗi con người chúng ta và bởi cả những sức mạnh bên ngoài (Shalaway, 1998).

Động cơ bên trong có liên quan đến những nỗ lực và nhu cầu bản thân. Nó được hình thành bởi tính tò mò vốn có của học sinh. Nó cũng liên quan đến niềm khát khao được tinh thông, được thành công và cảm giác đạt được một thành quả nào

đó. Ngoài ra, nó cũng còn liên quan đến sự tự tin về khả năng của mỗi người, cảm giác được sở hữu hoặc những lựa chọn cũng như yếu tố bẩm sinh khác.

Động cơ bên trong thường được diễn tả một cách đơn giản chỉ là niềm say mê học tập. Theo các nghiên cứu thì tính tò mò muốn học hỏi tự nhiên thường bị mất

Những động lực bên ngoài (external motivators) theo định nghĩa bắt nguồn từ

bên ngoài cá thể. Nó cũng có thể được coi là những động lực thúc đẩy từ bên ngoài (external reinforcements) hay là những lời tán dương (rewards). Ví dụ như

là những lời khen, cho điểm cao, tiền bạc hay bất cứ thứ gì có thể quan sát được. Một số tác giả cho rằng đôi khi những động lực bên ngoài đi cùng với quá trình học tập đích thực. Nó có thểđược sử dụng một cách không đúng hoặc một cách có hiệu quả. Ví dụ như, những lời khen động viên có thể trở thành nguồn động viên lớn cho những ai cố gắng học tập và thành công. Tuy nhiên, người ta cũng

đánh giá rằng những động lực này không khuyến khích được sự sáng tạo, duy trì chất lượng công việc, thúc đẩy sự say mê học tập và đạt được kết quả mong đợi (Shalaway, 1998). Ví dụ như, Jere Brophy, một nhà nghiên cứu giáo dục đã nói rằng: “Sử dụng lời khen không phù hợp có thể khiến học sinh mất động lực học tập. Nói một cách đơn giản, ‘Em làm rất tốt (You did a great job!)’ có thểđược hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong trường hợp này, học sinh nhận được lời khen có thể sẽ nói, ‘Tại sao Thầy/ Cô nói như vậy? Có phải là trước đây em làm không tốt không?”

Để những lời khen trở nên hiệu quả hơn, theo các tác giả chúng phải: • Chân thành

• Nói riêng

• Hướng về những thành tích nổi bật chứ không khen thường xuyên

• Tập trung vào sự tiến bộ của cá nhân khi có so sánh với thành tích của những người khác

• Nhấn mạnh vào thành tích học tập của học sinh không phải với tư cách là giáo viên mà với tư cách là người điều hành hay là chuyên gia

Lời khen có lẽ cũng bị lạm dụng và sử dụng không đúng. Vềđiều này, một số

nhà nghiên cứu nhận định rằng lời khen nếu không thích hợp thì sẽ không hiệu quả không được coi như là một lời tán dương dành cho người học. Điều này đặc biệt đúng cho lứa tuổi thanh thiếu niên, những người bắt đầu nghi ngờ về lời phê của giáo viên. Vài người có suy nghĩ đơn thuần rằng lời khen không hiệu quả

Các nhà nghiên cứu cho rằng giáo viên cần sử dụng những lời khuyến khích

động viên hơn là lời khen. Chúng khác nhau như thế nào? Những lời khuyến khích, động viên cũng đánh giá thành quả học tập của học sinh nhưng nó cụ thể

hơn lời khen. Nó tránh được những suy diễn gây ra bởi những lời nói suông. Để

hiểu rõ hơn những khác biệt này, hãy nghiên cứu bảng dưới đây (Kellough, 1994).

Những câu khen ngợi Những câu khuyến khích, động viên

Bức tranh của em rất xuất sắc! Rõ ràng là em thích vẽ tranh lắm. Tôi rất vui vì em cư xử tốt trong suốt

chuyến đi!

Tôi rất vui vì thầy trò chúng ta đều thích chuyến học tập dã ngoại này. Em đã làm rất tốt! Tôi có thể thấy rằng bạn thích công

việc đang làm.

Bài diễn thuyết của bạn tuyệt vời! Em thật sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho bài diễn thuyết của mình, đúng không? Câu trả lời tuyệt với! Câu trả lời chứng tỏ là em đã suy nghĩ

nhiều về nó.

Hãy thử sử dụng những lời khuyến khích động viết thay vì những lời khen thông thường. Nếu bạn là học sinh, bạn thích được khen theo cách nào hơn. Tại sao? _________________________________________________________________ _________________________________________________________________ _________________________________________________________________ Ngoài những lời khen tặng, kỳ vọng của giáo viên có thể cũng ảnh hưởng đến

động lực học tập của học sinh (Shalaway, 1998). Học sinh thường suy ngẫm và thậm chí khuyếch đại những kỳ vọng của giáo viên mình. Nếu giáo viên không kỳ vọng nhiều ở học sinh thì có lẽ học sinh sẽ ít có động lực học tập.

Làm thể nào để sử dụng các kỳ vọng một cách hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý:

• Kiểm tra xem mình có công bằng không. • Yêu cầu từng học sinh.

• Cho học sinh thời gian để trả lời. • Nói rõ những câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Đưa ra những gợi ý.

• Phản ứng tích cực đối với những câu trả lời của học sinh. • Nhìn và lắng nghe học sinh.

• Quan tâm đồng đều tới tất cả học sinh. • Không chia nhóm học sinh theo khả năng. • Đưa ra những lời khen cụ thể và thân ái. • Làm gương.

• Quan tâm đến lối sống và kinh nghiệm của học sinh. • Khuyến khích học sinh đặt ra những mục tiêu học tập.

Biết cách tạo động lực học tập cho học sinh cũng như biết rõ những kỳ vọng trong học tập của chính mình có thể giúp việc thiết kế bài giảng và các hoạt động gắn liền với hứng thú học tập của học sinh ví dụ như là đưa ra các bài tập thu hoạch và đề tài nghiên cứu. Mục tiêu chính là phải tạo động lực học tập cho học sinh. Đối với những người muốn học tập suốt đời, giáo viên cần phải tạo động lực để họ tiếp tục học tập.

Hãy suy nghĩ vđiu này

Bạn có thể nói gì về cách mà bạn khen học sinh của mình? Bạn thường làm điều này một cách bừa bãi hay cẩn thận? Bạn có sử dụng lời khen ngợi một cách hiệu quả như là một động lực tác động bên ngoài không? Điều gì khiến cho bạn suy nghĩ như vậy?

Hãy đọc

Những phương pháp dạy học hiệu quả

Học tập hiệu quả là chức năng của việc dạy học hiệu quả. Bài học trước chỉ ra rằng học sinh học tốt hơn nếu được khuyến khích. Bạn cũng đã nghiên cứu một vài gợi ý để nâng cao kỹ năng giảng dạy dựa trên những nguyên tắc dạy học cơ

bản.

Một số phương pháp giảng dạy hiệu quả khác là gì?

Ron Brandt, biên tập tạp chí Lãnh đạo giáo dục, đã nói: “Người ta học khi có lý do.”

Làm thế nào bạn có thể biến câu nói này thành phương pháp học tập thực sự? Barbara Macoms, một nhà nghiên cứu giáo dục khác đã chỉ ra rằng những điều mà học sinh suy nghĩ có thể giúp tạo nên trường học để trường học trở thành một nơi mà họ muốn được học ởđó. Dựa vào những kết quả nghiên cứu của mình, bà

đã liệt kê một sốđặc điểm sau đây:

• Những hoạt động học tập vui vẻ và có liên quan • Đưa ra những lựa chọn

• Hành động theo yêu cầu

• Tạo cơ hội thảo luận về ý nghĩa và giá trị cá nhân

Dựa vào những đóng góp của 2 nhà nghiên cứu này, bạn có thể liệt kê ra những

đặc điểm của chiến lược dạy học hiệu quả không? Hãy liệt kê.

_________________________________________________________________ _________________________________________________________________ _________________________________________________________________ _________________________________________________________________

Hãy so sánh câu trả lời của bạn với câu trả lời của tôi dưới đây. Theo hai nhà nghiên cứu giáo dục, bí quyết giảng dạy hiệu quả là:

• Giúp học sinh phát hiện ra những lý do riêng tại sao học tập lại quan trọng

• Chú ý đến nhu cầu và hoàn cảnh của học sinh

• Đưa ra nhiều hoạt động đa dạng thúc đẩy niềm say mê học tập và đáp

ứng được cách học tập khác nhau của mỗi học sinh

• Yêu cầu quá trình học tập và các hoạt động/ ứng dụng tích cực • Tạo cơ hội thảo luận về ý nghĩa và giá trị cá nhân

• Khuyến khích đặt câu hỏi và tôn trọng sự tò mò của học sinh. Dưới đây là một số hoạt động được đề nghị:

• Tăng cường sự nhận thức về giá trị của bài giảng/ nhiệm vụ bằng việc gợi ý xem kiến thức và những kỹ năng học được có thể mang lại sự hài lòng và thành công như thế nào. Đối với học sinh lớn tuổi hơn, có thể thảo luận về cách áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được cho công việc tương lai.

• Cá nhân hoá bài giảng bằng cách bày tỏ suy nghĩ, thái độ, hay kinh nghiệm của chính bạn để chỉ ra rằng bài giảng quan trọng như thế nào đối với chính bạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bày tỏ sự quan tâm tới môn học bằng cách cho biết bạn thích dạng chủđề

cụ thể nào.

• Nói rõ là bạn hy vọng rằng học sinh của mình sẽ thích bài làm. • Giải thích cái gì có liên quan đến cá nhân học sinh.

• Khuyến khích học sinh chủđộng tham gia đối thoại với giáo viên và với bạn cùng lớp.

Bên cạnh những hoạt động được đề nghị trên, người giáo viên cũng nên biết cách dạy thông qua các ví dụ. Quá trình học tập phải tạo ra các hoạt động hứng thú và thoải mái, không nên gây ra không khí cạnh tranh hay quá căng thẳng như là khi giáo viên nói: “Hãy coi kỹ bài này vì có thể sẽ ra trong đề thi” hoặc “Hãy nhớ kỹ

Một điều cũng quan trọng là giáo viên phải chỉ cho học sinh của mình nhận ra rằng việc nỗ lực trong học tập sẽảnh hưởng tới quá trình học tập và kết quả học tập. Hãy nhấn mạnh rằng:

Làm thế nào để khuyến khích học sinh nỗ lực hơn trong học tập? Nhà nghiên cứu, Jere Borphy (Shalaway, 1998) đề nghị rằng giáo viên nên yêu cầu học sinh của mình:

Hình thành các kỹ năng. “Khi các em làm được bài tập này, các em sẽ

dễ dàng hơn khi hoàn thành các bài tập tiếp theo trong khoá học.”

Phát triển các kỹ năng theo từng giai đoạn. “Các em sẽ cảm thấy khó thực hiện lúc ban đầu nhưng nó sẽ trở nên dễ hơn khi các em thực hành và nỗ lực nhiều hơn. Sớm hay muộn, các em cũng hiểu rõ bài học và nhận thấy rằng nó hoàn toàn không khó.”

Tập trung vào việc hiểu rõ vấn đề hơn là cạnh tranh và so sánh với các bạn khác. “Nếu các em làm tốt bài tập khoa học này, các em sẽ hiểu rõ hơn cơ chế vận hành của đồng hồ” chứ không phải nói rằng “Hãy nỗ

lực làm tốt bài tập này bởi vì các bạn khác làm rất chăm chỉ.”

Phương pháp dạy học hiệu quả khác được gọi là “dạy học theo năng lực” (teaching to multiple intelligences). Phương pháp này dựa trên thuyết của Howard Gardner. Ông cho rằng mỗi người có một cách học khác nhau vì thế

mạnh của họ khác nhau. Các thế mạnh này có thể là: • Khéo léo trong cách diễn đạt từ ngữ

• Giỏi toán • Có khiếu hội hoạ

• Yêu thích thể thao • Có khiếu về âm nhạc • Khéo léo trong cách cư xử

• Thông minh

• Yêu thích thiên nhiên và động vật

Người giáo viên giỏi phải biết cách điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình phù hợp với nhu cầu và cách học tập khác nhau. Để hiểu kỹ hơn, bạn có thể tìm

đọc mô-đun 8 - Quản lý việc tích hợp năng lực trí tuệ và kỹ năng tư duy bậc cao của khoá học LEARNTECH eXCELS.

Phương pháp giảng dạy hiệu quả khác là cho học sinh của mình nhiều lựa chọn. Hãy nhớ rằng bạn cũng đã từng là học sinh? Bạn có thích không khi giáo viên cho bạn được lựa chọn sẽ làm gì? Hiệu trưởng cũng cần phải nhớđiều này. Học viên rất dễ chán nản nếu không được lựa chọn đề tài và các hoạt động học tập. Theo Khon (Shalaway, 1998), giáo viên giỏi phải tạo cơ hội cho học sinh lựa chọn:

• Học cái gì • Học như thế nào

• Biết rõ cần học cái gì và tại sao

Nhiệm vụ của giáo viên là hướng dẫn học sinh có trách nhiệm với sự lựa chọn của họ và tự kiểm soát việc học và hành vi của mình. Nói tóm lại, ít nhất một lần trong ngày để học sinh tự quyết định nên làm gì. Không cần phải là một quyết

định gì quá to tát, có thể chỉ là hỏi xem học sinh thích bạn đọc câu chuyện nào cho chúng nghe, như vậy cũng tạo chủđộng và động viên các em rất nhiều trong quá trình học tập.

Cách thức hữu hiệu động viên học sinh học tập là tạo không khí khuyến khích tư

duy ngay trong lớp học. Hãy nghĩ ra 8 cách thực hiện được điều trên. Hãy viết câu trả lời của bạn bên dưới.

1. ___________________________________________________________ 2. ___________________________________________________________ 2. ___________________________________________________________ 3. ___________________________________________________________ 4. ___________________________________________________________ 5. ___________________________________________________________ 6. ___________________________________________________________ 7. ___________________________________________________________ 8. ___________________________________________________________

Hãy so sánh với câu trả lời của tôi bên dưới. Có điểm nào tương đồng không? Dưới đây là đề nghị của tôi về việc tạo không khí tư duy ngay trong lớp học:

1. Hãy xem bạn nghĩ như thế nào về tư duy. 2. Tiến hành sớm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đưa ra vấn đềđể học sinh tư duy mỗi ngày. 4. Kể chuyện hài huớc.

5. Dạy học sinh xem xét theo nhiều góc độ

6. Khuyến khích học sinh tìm ra ý tưởng, khuôn mẫu hay đưa ra sự liên tưởng.

7. Khuyến khích học sinh đặt những câu hỏi chuẩn mực hay cách mà vấn đề được thực hiện.

8. Đưa ra những câu hỏi độc đáo.

9. Dạy học sinh nói ra suy nghĩ của mình.

10. Khuyến khích học sinh xem xét đến những quan điểm khác. 11. Yêu cầu học sinh chấp nhận ý tưởng của người khác. 12. Viết ra những điều học sinh đang suy nghĩ.

13. Khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi với nhau.

Theo Kellough (1994), có rất nhiều hoạt động mà giáo viên có thể thực hiện để

hỗ trợ tiến trình dạy và học. Những hành vi cơ bản mà người giáo viên có thể sử

dụng để giúp cho học sinh học tập bao gồm: • Xây dựng môi trường học tập

• Thiết lập môi trường tri thức, tâm lý và đầy đủ cơ sở vật chất giúp cho học sinh có thể hoạt động và phản ứng lại một cách hiệu quả

• Có trách nhiệm trong giảng dạy

• Can thiệp và định hướng những hành vi không đúng mực

• Đưa ra nhiều câu hỏi có tính động viên và thách thức • Chú ý tới cách học được học sinh ưa chuộng

• Làm gương

• Tạo điều kiện để nắm bắt được thông tin • Chấp nhận những quan điểm của học sinh. • Làm rõ các khúc mắc.

• Biết im lặng.

• Chất vấn một cách thông minh.

Thông tin về các hành vi giảng dạy được giải thích rõ trong Phụ lục B và C của mô-đun này. Hãy xem phần phụ lục nếu bạn muốn nghiên cứu kỹ hơn.

Nhiều hành vi giảng dạy kể trên tương ứng với một môi trường học tập và giảng dạy có cấu trúc. Trong môi trường đó, học là một quá trình chủđộng mà người học nêu ra những ý kiến và quan niệm mới dựa trên kiến thức và kinh nghiệm hiện tại hay trước đây. Để biết thêm thông tin, hãy xem Phụ lục D.

Hãy suy nghĩ vđiu này

• Có rất nhiều cách để cải thiện phương pháp giảng dạy của bạn. Ở phần này, bạn đã tìm hiểu những gợi ý của các nhà nghiên cứu. Nó được coi như là những nguyên tác chỉ đạo. Tuy nhiên, sẽ không có phương pháp nào là đúng hay là sai khi áp dụng nó làm phương pháp giảng dạy của bạn. Đôi khi người ta học thông qua nỗ lực và sai sót. Hãy thử nghiệm và

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 60 - 78)