Hãy cùng thực hiện hoạt động sau (Hoạt động 2.1)

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 42 - 46)

Hãy đọc câu chuyện sau đây:

Thầy Kamulwat, giáo viên lớp 3 trường tiểu học ở Campuchia, đã chú ý đến một điều gì đó khác thường ở lớp của mình năm nay. Thầy đặc biệt lo lắng cho một học sinh tên Kim, là một cô bé mồ côi được láng giềng nhận nuôi dưỡng. Kim đã chứng tỏ là cô bé có triển vọng. Tuy nhiên, em đã không thể

hoàn thành tốt các hoạt động trên lớp nếu các bài học này không có hình ảnh hoặc các câu chuyện với các hình ảnh sống động. Em học rất kém môn toán học và khoa học nhưng rất thích vẽ. Mỗi khi được hỏi, em luôn cố gắng liên hệ những khái niệm mới với một điều gì đó em đã trông thấy trước đây. Thầy Kamulwat đã nhận ra rằng dường như Kim có một cách học rất khác với các bạn đồng trang lứa. Vì vậy thầy đã cố gắng tạo điều kiện để Kim có thể vẽ và liên hệ những bài học mới bằng các hình ảnh. Thầy để ý thấy rằng cách này dường như có hiệu quả. Tuy nhiên, thầy cũng thấy rằng phương pháp này lại không thể áp dụng với học sinh khác ví dụ như Thuy. Thuy dường như thích

biệt thích chơi trò đóng vai. Mỗi khi em học được một khái niệm mới nào từ

Thầy Kamulwat, Thuy muốn thầy phải giới thiệu cùng với những hoạt động ví dụ như là trò chơi hoặc bất kỳ hoạt động nào mà bắt buộc em phải di chuyển. Rõ ràng là Thuy và Kim rất khác nhau.

Thầy Kamulwat quyết tâm tạo điều kiện để hai em học sinh này được học tập bằng những hoạt động phù hợp với các kiểu học tập khác nhau của các em.

Hãy trả lời những câu hỏi sau:

1. Nếu mô tả kiểu học của Kim, bạn sẽ mô tả như thế nào?

_______________________________________________________ _______________________________________________________ _______________________________________________________

2. Giả sử bạn được yêu cầu mô tả kiểu học tập của Thuy, bạn sẽ nói ra sao? _______________________________________________________ _______________________________________________________ _______________________________________________________

3. Thầy Kamulwat nên làm gì đểđáp ứng kiểu học tập khác nhau của các em? _______________________________________________________ _______________________________________________________ _______________________________________________________

Hãy nghiên cu

Phong cách học tập

Các em học sinh như Kim và Thuy khác nhau xét về mặt khả năng học tập, quan trọng hơn là các em còn khác nhau về phương pháp học tập. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc dạy học trên lớp. Vì học sinh có cách học khác nhau, nên các em cần được dạy bằng những phương pháp khác nhau để hỗ trợ các em với cách học riêng của mình một cách tốt nhất

Vậy thế nào là phong cách học tập? Theo Shalaway (1998), phong cách học tập

của một người là một chuỗi những tính cách cá nhân tuỳ thuộc vào mặt sinh học và phát triển làm cho với cùng một phương pháp giảng dạy có thể hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. Những gì có hiệu quả với Kim thì không hẳn lại mang đến kết quả như mong đợi với Thuy. Cũng giống như chữ ký và dấu vân tay, mỗi học sinh có một kiểu học tập cá nhân khác nhau. Và nếu bạn chấp nhận khái niệm về các kiểu học tập khác nhau này, bạn sẽ phải chấp nhận rằng các phương pháp giảng dạy khác nhau sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng của mình bởi vì các em có những điểm mạnh riêng.

Có nhiều cách để phân loại phong cách học tập. Một trong những cách phổ biến nhất là phân loại dựa trên các ưu thế về cảm nhận giác quan và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc học. Các phong cách học tập được phân chia dựa trên quan niệm này bao gồm:

Thấy được (Học thông qua thị giác) Nghe được (Học thông qua thính giác) Vận động được (Học thông qua vận động) Tiếp xúc được (Học thông qua xúc giác)

Ở giác quan đơn giản nhất, những học sinh theo phong cách học tập bằng thị giác sẽ tiếp thu kiến thức mới nhanh nhất bằng hình ảnh. Kim là một học sinh học theo phong cách này. Em thích phương pháp chỉ dẫn và minh họa hơn. Em thích các bài học trình bày và bài tập làm ở nhà hơn là thảo luận theo chủ đề. Các học sinh thích kiểu học tập “thấy được” không mấy quan tâm đến những chỉ dẫn

thầy Kamulwat cần phải tạo cơ hội chuyển tải các bài học thành những hình ảnh

để cho các em học sinh kiểu này học được tốt hơn.

Trái lại, những học sinh thích học thông qua thính giác cần được lắng nghe các phần giải thích nội dung. Các em yêu thích và học nhanh hơn qua các bài hát và các câu chuyện. Các em cũng thấy rằng học qua các bài hát thì dễ dàng hơn rất nhiều.

Học sinh học theo kiểu tiếp xúc được lại học tốt nhất bằng cách tạo ra sản phẩm. Các em mong muốn được thực nghiệm và tham gia vào các hoạt động thực hành tại chỗđểđạt được kết quả học tập tốt nhất. Các em cần phải được tiếp xúc, cảm thấy và trải nghiệm.

Những học sinh ưa thích vận động như Thuy lại thích các hoạt động có liên quan đến sự vận động của cả cơ thể. Các học sinh như em thích diễn kịch và tham gia vào các chuyến dã ngoại. Các em có thể sẽ luôn hiếu động trong lớp. Các trò chơi đóng kịch và các hoạt động giao tiếp là những phương pháp hữu hiệu giúp các em học tập tốt.

Hãy suy nghĩ vđiu này

Bạn là loại người học theo phong cách nào? Kiểu học tập của bạn là gì? Hãy nhớ

về thời đi học mẫu giáo của mình. Những hoạt động nào mà bạn thích hơn cả? Giáo viên của bạn đã làm gì lúc đó để kích thích niềm say mê của bạn nhất?

Hãy đọc

Ngoài những kiểu học tập dựa trên các ưu thế về giác quan khác nhau, nó còn

được dựa trên những ưa thích cá nhân khác. Học sinh có thểđược phân loại theo những ưa thích cá nhân khác nhau của các em như:

· Mức độ âm thanh · Ánh sáng · Nhiệt độ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)