. Tính cơ động
Hãy cùng đọc
Vì bây giờ bạn đã quen thuộc với khái niệm về các phong cách học tập, bạn có thể nghiên cứu một vài quan niệm về các kiểu học tập mà rất nhiều người, thậm chí có cả bạn có thể suy nghĩđến.
Những nhận định chủ quan thường gặp về các phong cách học tập
· Nhận định 1. Các hoạt động có thể ngăn cản việc học. Điều này không đúng. Vì giảđịnh này mà một số trẻ em lại bị gán vào diện “quá hiếu động” (clinically hyperactive). Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng
đơn giản chỉ là những trẻ em bình thường thích di chuyển trong lớp học.
Điều này đặc biệt đúng nếu như các em ít quan tâm đến một chủđề hoặc thảo luận nào đó.
· Nhận định 2. Trẻ em thường học tốt nhất vào buổi sáng. Không có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Thực tế thì có những chứng cứ
cho rằng điều này đúng theo chiều ngược lại. Nghĩa là giáo viên, chứ
không phải là học sinh, thường tỉnh táo hơn vào buổi sáng và kém tập trung hơn sau 1 giờ chiều khi mà nhiều học sinh lại cảm thấy tỉnh táo nhất. Chỉ có 1/3 học sinh nhỏ tuổi thích học vào sáng sớm hơn.
· Nhận định 3. Lớp học cần phải là nơi yên tĩnh và tất cả các tiếng ồn và di chuyển cần phải được giảm tối thiểu. Một số học sinh cần phải gõ tay, nhai nhóp nhép hoặc di chuyển vòng quanh thì mới học được. Nhiều người lớn cần âm nhạc thì mới làm việc được. Giáo viên thường có những đánh giá không tích cực với những học sinh hay phàn nàn hoặc thường gập lúng túng nhưng có lẽ họ biểu lộ thái độ thờơ chỉ vì giờ học không thỏa mãn được kiểu học tập riêng biệt của họ.
Có lẽ còn có rất nhiều nhận định chủ quan khác về việc học mà các giáo viên vẫn thường cho là đúng. Vậy thì theo bạn thế nào là một môi trường tốt nhất cho việc học? Giảđịnh của bạn có nhất thiết đúng không?
_______________________________________________________________ _______________________________________________________________
Kiến thức này có ý nghĩa gì? Biết được việc học diễn ra trong nhiều cách khác nhau giúp chúng ta hiểu được khi nào phương pháp giảng dạy phù hợp với xu thế
học tập của học sinh – dù cho đó là về mặt xã hội, giác quan, môi trường hay sinh học – thì thành tích học tập của các em nhìn chung cũng sẽ tiến bộ và các hành vi cư xử cũng sẽ tốt hơn. Tương tự như học sinh, giáo viên cũng có phong cách học tập riêng. Kiểu học tập của giáo viên càng gần gũi với học sinh bao nhiêu, thì lớp học sẽđạt được nhiều thành tích bấy nhiêu. Môi trường học tập lý tưởng nhất là đòi hỏi giáo viên phải tiếp cận học sinh của mình bằng một phương pháp tốt nhất tùy thuộc vào kiểu học tập riêng của từng em. Tuy nhiên, đơn giản là điều này rất khó có thể thực hiện được!
Vì vậy, giáo viên có thể làm được gì? Đơn giản là họ chỉ cần phải thay đổi thái
độ giảng dạy của mình. Họ cần phải hiểu là kiểu học tập này không phải tốt hơn hay kém hơn kiểu khác. Các kiểu học tập đơn giản chỉ là khác biệt nhau mà thôi. Nghiên cứu cho thấy rằng một sốđặc tính của các kiểu học tập sẽđược phát triển qua sự trải nghiệm nhưng phần lớn là do tự nhiên và rất khó thay đổi. Học sinh không thể dễ dàng thay đổi kiểu học tập của mình để phù hợp với cách dạy của giáo viên. Vì thế, trách nhiệm của giáo viên là phải điều chỉnh và đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Những học sinh có thành tích kém có lẽ là một dấu hiệu cho thấy rằng họ không phù hợp với cách dạy của giáo viên của mình. Rõ ràng việc học tập sẽ không thểđược dễ dàng nếu điều kiện không phù hợp.
Để tạo điều kiện cho học sinh thoả mãn được kiểu học tập của các em một cách hiệu quả nhất, sựđa dạng các phương pháp giảng dạy sẽ là chìa khóa! Giáo viên cần phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình để mang đến cho học sinh nhiều lựa chọn hoặc các kiểu hoạt động để khuyến khích lòng ham học của các em. Một giáo viên làm việc có hiệu quả là người luôn có một cái gì đó cho tất cả
mọi người. Sự đa dạng trong cách dạy của giáo viên thể hiện ở phương pháp giảng dạy của họ. Giáo viên có thể sắp xếp lớp học của mình để mang đến cho học sinh những điều kiện khác nhau về ánh sáng, âm thanh, và chỗ ngồi. Bằng cách này, học sinh sẽ không bị nhàm chán và mỗi em sẽ có được một cơ hội để
học tập tốt. Giáo viên cũng nên cho học sinh biết về kiểu học tập của từng em là gì. Giúp các em khám phá ra được ưu thế của mình cũng khuyến khích học sinh dần hình thành sự hiểu biết về kiểu học tập của các em. Dĩ nhiên là bạn cũng cần phải khám phá ra kiểu học tập của mình nữa.