Hãy cùng thực hiện hoạt động sau (Hoạt động 3.1)

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 79 - 84)

. Tính cơ động

Hãy cùng thực hiện hoạt động sau (Hoạt động 3.1)

Hãy đọc câu chuyện sau.

Chướng ngại vật trên đường

(Trích từ: http://www.idianchild.com/inspriring_stories.htm.)

Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua tên là Chung đã đặt một tảng đá mòn lớn ngay trên đường đi. Ông ta đặt tảng đá ở đó và xem ai sẽ di chuyển nó đi. Một vài thương gia giàu có bậc nhất và triều thần của nhà vua đã đi qua đoạn

đường này nhưng chỉđi ngang qua tảng đá đó mà thôi.

Nhiều người lớn tiếng trách móc nhà vua để vật cản ngay trên đường, nhưng không ai làm gì để di chuyển tảng đá mòn ra khỏi con đường. Sau đó, có một anh nông dân tên Tiền vác một gánh rau nặng đi ngang qua đường. Anh ta vác một bó lớn sau lưng toàn cà rốt và bắp cải. Anh ta đang trên đường ra chợ. Khi đến gần tảng đá mòn, anh đặt gánh rau xuống và cố gắng di chuyển tảng đá mòn ra phía lềđường. Sau nhiều lần cố sức đẩy tảng đá, cuối cùng anh ta cũng thành công . Khi vác gánh rau lên, Tiền nhìn thấy một cái ví nằm trên đường ngay tại chỗ hòn đá đã nằm. Trong ví có nhiều đồng tiền vàng và mẩu giấy do vua Chung viết rằng số vàng sẽ thuộc về người có công chuyển tảng đá mòn ra khỏi con đường. Tiền tươi cười quay về nhà. Anh ta không chỉ có tiền mà còn học được bài học mà nhiều người không hiểu.

Hãy trả lời các câu hỏi sau về nội dung câu chuyện 1. Nhà vua tên gì?

______________________________________________________________ 2. Anh nông dân tên gì?

______________________________________________________________ 3. Anh nông dân vác theo loại rau gì trên lưng?

______________________________________________________________ 4. Anh nông dân tìm thấy gì dưới tảng đá mòn?

______________________________________________________________ 5. Trong ví có gì?

______________________________________________________________ Bạn có suy nghĩ gì về những câu hỏi bạn trả lời trước đây? Hãy trả lời Có hay Không những câu hỏi sau

1. Những câu hỏi có khuyến khích bạn suy nghĩ về câu chuyện không? 2. Những câu hỏi đó có yêu cầu bạn rút ra bài học không?

3. Dựa trên những câu hỏi được đặt ra, chúng có làm cho bạn thích câu chuyện không?

Đối với những câu hỏi trên, bạn nên trả lời Không. Tất cả những câu hỏi đó được gọi là những câu hỏi gợi nhớ (mang tính thuộc lòng). Như vậy, nó không khuyến khích được bạn phải phân tích và đưa ra bài học của câu chuyện. Đó là những câu mà hầu như 90% giáo viên hỏi học sinh hằng ngày. Đã đến lúc bạn phải học cách chuyển những câu hỏi gợi nhớ sang những câu hỏi tư duy

(enabling quetions) nhằm phát triển quá trình học tập bằng cách sử dụng kỹ năng tư duy bậc cao.

Hãy đọc

Những câu hỏi tư duy là gì? Chúng được hình thành như thế nào? Hãy tiếp tục

đọc để hiểu kỹ hơn

Đưa ra những câu hỏi hay để thúc đẩy quá trình học tập

Cách đây gần 2,200 năm, Socrates, người Thầy của triết gia Hy Lạp Plato đã đặt ra những câu hỏi kích thích khả năng tư duy của học trò. Ông ta hỏi và học trò của mình trả lời. Câu trả lời của họ lại dẫn đến những câu hỏi khác. Đối với Socrates, quá trình đặt câu hỏi và có được những câu trả lời hay đòi hỏi tư duy là nền tảng cốt lõi của quá trình học tập. Học tập được định nghĩa như là sự thay

đổi quan điểm, thái độ hay là hành vi dựa trên những kinh nghiệm đã có. Khi

được đặt nhiều câu hỏi, học sinh sẽ hiểu sâu thêm về chủ đề, phát triển khả năng lý luận và trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, chỉđặt câu hỏi thôi thì chưa đủ. Người giáo viên cần phải biết đưa ra những loại câu hỏi nào.

Từ thời xa xưa, các nhà giáo dục đã nhận thấy việc đặt câu hỏi hay là một công cụ cần thiết trong giáo dục. Câu hỏi có nhiều mục đích quan trọng. Nó khuyến khích khả năng tư duy, thúc đẩy kỹ năng biện luận, giúp xác định lượng thông tin mà học sinh nắm được và khơi dậy sựđam mê. Đặt chính xác câu hỏi có thể

kích thích kỹ năng tư duy bậc cao, phát triển óc sáng tạo và nhận thức của học sinh (Shalaway, 1998). Bạn có biết thế nào là kỹ năng tư duy bậc cao? Tư duy bậc cao thể hiện mức độ nhận thức ở cấp độ cao. Những câu hỏi tư duy không

đơn thuần là những câu gợi nhớ hay để kiểm tra nội dung bài đọc. Nó khuyến khích người học phân tích và áp dụng kiến thức mới học. Bạn có thểđọc thêm về

kỹ năng tư duy bậc cao ở Mô-đun 8: Qun lý vic tích hp năng lc trí tu k năng tư duy bc cao của khoá học LEARNTECH eXCELS về Chỉ đạo Chương trình và Các tiến trình giảng dạy.

Ngày nay, nhiều giáo viên vẫn còn đặt những câu hỏi mang tính thuộc lòng (Shalaway, 1998). Những câu hỏi loại này thể hiện mức độ nhận thức ở cấp độ

thấp nhất. Nói một cách dễ hiểu, họ chỉ yêu cầu học sinh lặp lại thông tin mà không chủđộng xử lý thông tin. Đặt những câu hỏi hay là rất cần thiết trong việc phát triển quá trình dạy và học. Là hiệu trưởng, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn hướng dẫn giáo viên của mình đặt ra những câu tư duy thay vì những câu hỏi thuộc lòng. Giáo viên cần phải phát triển kỹ năng đặt câu hỏi và giúp học sinh trở thành những người biết tư duy tốt hơn. Hãy nghiên cứu những phương pháp dưới đây.

Phương pháp chuyển những câu hỏi đơn giản sang những câu khó, thách thức hơn

(Trích từ Ahalaway, 1998)

1. Đúng, nhưng vì sao? Giáo viên cần hỏi học sinh mình tại sao câu trả lời của họ đúng thay vì chỉ chấp nhận là nó đúng. Nếu học sinh trả lời rằng “Quang hợp là quá trình tạo ra thực phẩm/ năng lượng ở thực vật,” không nên chỉ nói rằng, “Chính xác”. Thay vì thế, hãy hỏi học sinh mình, “Đúng nhưng tại sao thực vật không thể sản xuất ra thực phẩm như con người?” Cách này không chỉ giúp học sinh nhớ lại được thông tin mà còn xử lý

được thông tin tốt hơn, đồng thời cũng góp phần phát triển khả năng tư

duy của học sinh.

2. Sử dụng thông tin nào? Giáo viên cần đặt những câu hỏi khuyến khích việc sử dụng thông tin. Hãy đặt những câu như là: “Tại sao em cần biết những cách sản sinh thực phẩm khác nhau của nhiều loài?” Cách này sẽ

tạo cho học sinh cơ hội nhớ lại bài dễ dàng hơn và nhận thức đúng bài học hơn bằng cách nhấn mạnh vào các mối liên hệ.

3. Khác nhau ởđiểm nào? Nếu có sự thay đổi, giáo viên nên hỏi: “Sự thay

Trong cuốn sách Ứng dụng trí tưởng tượng (Scribner, 1963 [Shalaway, 1998],

Alex Osborn đã chỉ cho chúng ta 8 mẹo thay đổi, cụ thể như sau:

Thích ứng. “Làm thế nào loài người có thể hoạt động nếu chúng ta tạo ra thực phẩm như thực vật?”

Thay đổi. “Nếu thực vật chỉ có thể tạo ra thực phẩm qua quá trình quang hợp của ánh trăng thay vì mặt trời thì theo em điều gì sẽ xảy ra?”

Thay thế. “Em thử nghĩđiều gì sẽ xảy ra nếu tất cả thực vật đều là màu xanh dương thay vì là màu xanh lá cây?”

Phóng đại. “Nếu loài ong to như loài mèo thì liệu nó có thể thực hiện quá trình thụ phấn cho hoa không?”

Giảm xuống. “Điều gì sẽ xảy ra đối với quá trình sản sinh thực phẩm của thực vật nếu kích cỡ tất cả các lá cây đều bị thu nhỏ?”

Sắp xếp lại. “Nếu rễ của thực vật mọc ở trên còn lá thì lại mọc dưới mặt đất thì quá trình nào cần phải được thay đổi?”

Đảo vị trí. “Nếu trái có trước hoa thì nó ảnh hướng như thế nào đến quá trình thụ phấn?”

Liên tưởng. “Nếu trên đời này chỉ có một loài cây thì thế giới sẽ khác

đi như thế nào?”

4. Các em có thể chứng minh được không? Hãy đề nghịđưa ra các minh chứng cho câu trả lời. Cách này yêu cầu người học hình thành câu trả lời và đưa ra bằng chứng ủng hộ câu trả lời của mình. “Làm thế nào các em có thể chứng minh được ánh sáng mặt trời cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật ?”

5. Đúng, sai hoặc không có đáp án cụ thể. Tránh đưa ra câu hỏi chỉ có một đáp án trả lời. Nên khuyến khích khả năng tư duy qua việc đặt câu hỏi đòi hỏi học sinh phải trả lời bằng cách bảo vệ chúng. Hãy đặt những câu hỏi đại loại như: “Kiến thức về nông nghiệp đóng vai trò quan trọng như thế nào trong lịch sử loài người?”

6. Tất cả những loại trên? Đặt những câu hỏi có nhiều đáp án trả lời đúng như là: “Thực vật nào có thểđược sử dụng để làm thuốc? Tại sao?”

7. Giống hay là khác nhau? Đặt những câu hỏi yêu cầu sự so sánh hay tương phản như là “Cây xương rồng giống cây hoa lan ởđiểm nào? Khác

ởđiểm nào?”

8. Nồi tròn, vung méo (Râu ông nọ cắm cằm bà kia)? Những câu hỏi tương đối lạ khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo như là: “Các em nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu loài người không có tai?”

Hãy sử dụng những gợi ý trên đây để chuyển đổi những câu hỏi gợi nhớ thành câu hỏi tư duy. Chắc chắn này việc này sẽ giúp phát triển kỹ năng dạy học của bạn.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)