Giáo viên dạy theo trường phái cấu trúc đưa ranh ững kiến thức mâu thuẫn với những giả thuyết ban đầu của học sinh và khuyến khích

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 138 - 139)

. Tính cơ động

9. Giáo viên dạy theo trường phái cấu trúc đưa ranh ững kiến thức mâu thuẫn với những giả thuyết ban đầu của học sinh và khuyến khích

mâu thuẫn với những giả thuyết ban đầu của học sinh và khuyến khích học sinh thảo luận

Học sinh ở mọi lứa tuổi phát triển và đưa ra ý tưởng về những hiện tượng và sau đó xem những ý tưởng đó như là chân lý bất biến, thậm chí công khai chống lại việc xen vào và những dữ liệu mâu thuẫn với quan điểm của chúng. Học sinh rất trung thành với những ý tưởng ban đầu của mình. Bằng những kiến thức có thể gây mâu thuẫn trái ngược, nền tảng khái niệm ban đầu yếu dần khiến cho học sinh phải suy nghĩ lại cách nhìn của họ và hình thành sự

hiểu biết mới. Hãy lưu ý tới ví dụ sau:

Trong buổi thảo luận về những nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới lần 1 tại một giờ lịch sử trường cấp 3, một học sinh đã tuyên bố như muốn đổ tội chính việc ám sát hoàng tử Ferdinand của Áo gây ra chiến tranh. Sau đó, giáo viên hỏi, ‘Nếu hoàng tử không bị ám sát, em có thể nói cho tôi biết nền kinh tế và chính trị của Châu Âu sẽ ra sao?’

Sau một hồi suy nghĩ, học sinh trả lời, ‘Em đoán là sẽ không thay đổi nhiều cho lắm.’

Sau đó, giáo viên lại hỏi, ‘Còn thay đổi cái gì khác nữa không? Còn mưu đồ

cai trị Châu Âu của Đức thì sao?’

Học sinh lại trả lời, ‘Em vẫn chưa thể nghĩ cái gì sẽ thay đổi trừ phi việc có thể là hoàng tử nước Áo vẫn còn sống.’

Giáo viên tiếp lời, ‘Vậy tại sao sự kiện này lại gây ra chiến tranh ?’

Lúc này, em học sinh hơi lúng túng suy nghĩ và trả lời, ‘Em đoán rằng chiến tranh dù sao thì cũng xảy ra. Nhưng việc ám sát hoàng tử Áo chỉ là cái cớđể Đức Quốc Xã thực hiện kế hoạch thôn tính toàn Châu Âu. Khi Nga và Pháp nhảy vào giúp Serbia, người Đức tuyên bố chiến tranh. Nhưng em nghĩ là em

Chúng ta cũng có thể thấy rằng giáo viên không hề giải thích cụ thể. Học sinh tựđưa ra lời giải đáp. Hãy chú ý đến câu học sinh đã nói, ‘Em nghĩ là em hiểu ý của Cô’, như ngụ ý rằng dường như câu trả lời được mang đến từ

phía giáo viên mặc dù thực sự không phải như vậy. Lời giải thích là từ phía học sinh, những người sẵn sàng và có khả năng hiểu được những quan điểm khác nhau. Khi học sinh trình bày suy nghĩđầu tiên của mình, giáo viên có cơ hội tham gia góp ý; tuy nhiên chính học sinh sẽ tự hình thành nên mâu thuẫn.

Ở ví dụ này, giáo viên đặt ra những câu hỏi thách thức để học sinh suy nghĩ. Các câu hỏi đưa ra gợi ý giúp học sinh hiểu sâu hơn về những sự kiện và xu hướng chính trị. Giáo viên không bao giờ trực tiếp nói học sinh nên nhìn vào sự kiện ám sát hoàng tử như là chất xúc tác hơn là nguyên nhân. Cô giáo chỉ

muốn đưa ra gợi ý cho học sinh xem xét những khía cạnh để lựa chọn. Em học sinh nắm bắt ngay được ý tưởng. Một số học sinh khác trong lớp đã không phân biệt được giữa sự kiện có tính xúc tác và sự kiện bình thường. Họ không đưa ra được ý kiến mâu thuẫn giống như em học sinh này đã nêu ra. Sau đó, giáo viên hướng các bạn khác trong lớp thảo luận với nhau những câu hỏi như : ‘Em nào cũng có cùng suy nghĩ là chiến tranh sẽ xảy ra sớm hơn ?’ ‘Tại sao lại như thế ?’ ‘Ai không đồng ý ?’ ‘Tại sao lại không đồng ý ?’ Tất cả học sinh trong lớp đều có thể tham gia vào quá trình thảo luận và lắng nghe ý kiến của nhau nếu không có sự so sánh và đánh giá xem câu trả

lời của ai đúng hơn và đúng nhất.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)