Giáo viên dạy theo trường phái cấu trúc sử dụng những dữ liệu thô và các nguồn sơ cấp cùng với các tài liệu có tính tương tác

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 131 - 132)

. Tính cơ động

2.Giáo viên dạy theo trường phái cấu trúc sử dụng những dữ liệu thô và các nguồn sơ cấp cùng với các tài liệu có tính tương tác

và các nguồn sơ cấp cùng với các tài liệu có tính tương tác

Những quan niệm, định lý, thuật toán, luật pháp và những hướng dẫn là những khái niệm trừu tượng mà con người nghĩ ra thông qua quá trình tương tác. Những khái niệm này xuất phát từ thế giới hiện tượng như là sao băng, những quốc gia đang chiến tranh, chất hữu cơ phân huỷ, vận động viên thể

dục, những người có thể uyển chuyển cơ thể của mình trong không gian và tất cả những sự kiện đa dạng khác mô tả thế giới mà chúng ta đang sinh sống. Phương pháp giảng dạy theo cấu trúc trình bày cho học sinh hiện tượng thế

giới thực tại, sau đó giúp học sinh đưa ra những khái niệm kết nối những hiện tượng này với nhau. Khi trình bày cho học sinh những hiện tượng lạ và yêu cầu học sinh tìm ra điểm khác nhau, giáo viên khuyến khích học sinh phân tích, tổng hợp và đánh giá. Học tập trở thành kết quả nghiên cứu liên quan

đến những vấn đề thực sự chứ không phải là cái mà trường học cố gắng đem lại cho học sinh?

Ví dụ như, học sinh có thể bàn, miêu tả lịch sử về những ảnh hưởng của các chính sách xã hội trong giai đoạn đầu nững năm 60 đối với tình hình kinh tế

và giáo dục dân số Hồi giáo ở Phi-lip-pin. Hoặc là, học sinh có thểđược chỉ

dẫn cách đọc báo cáo điều tra dân số và cho phép đưa ra những kết luận về

chính sách xã hội. Làm theo cách thứ nhất thì chỉ dựa vào ý tưởng của người khác, còn theo cách thứ hai sẽ dựa vào năng lực của chính học sinh. Các con số và những trang biểu đồ có lẽ không phải là những hình tượng đầu tiên

được đề cập đến. Tuy nhiên, những dữ liệu điều tra dân số có thể cung cấp

đầy đủ thông tin hơn nếu những trang này và các danh sách được dùng để

làm rõ thêm trong phần nội dung trình bày với những câu hỏi hay.

3. Khi đưa ra công việc, giáo viên dạy theo trường phái cấu trúc sử dụng những thuật ngữ nhận thức như: “phân loại”, “phân tích”, “tiên đoán” những thuật ngữ nhận thức như: “phân loại”, “phân tích”, “tiên đoán” và “tạo ra”.

Những thuật ngữ chúng ta nghe và sử dụng hằng ngày đầu tiên sẽảnh hưởng

đến cách chúng ta suy nghĩ và sau đó là hành động của chúng ta. Những giáo viên khi yêu cầu học sinh lựa chọn ý chính của câu chuyện theo trắc nghiệm A, B, C, D là tạo ra những khó khăn cho học sinh hơn những giáo viên yêu cầu học sinh phân tích mối quan hệ của 3 nhân vật trong câu chuyện hay là

tiên đoán câu chuyện sẽ tiến triển như thế nào khi vài sự kiện chính trong câu chuyện chưa xảy ra. Phân tích, diễn giải, tiên đoán và tổng hợp là những hoạt

động trí óc đòi hỏi học sinh phải nối kết, nghiên cứu sâu bài đọc, tình huống và đưa ra những hiểu biết mới.

Ở lớp 3, giáo viên đọc cho học sinh nghe câu chuyện về ba đứa trẻ bị lạc trong rừng. Sau khi cố gắng nỗ lực tìm đường ra ngoài nhưng không thành công, một đứa trẻ can đảm và có đôi chút liều lĩnh trong ba đứa tự nguyện ra ngoài một mình tìm người giúp đỡ trong khi hai đứa khác đứng đợi ở khoảng rừng trống. Tại điểm này, giáo viên không đọc nữa và yêu cầu học sinh đoán câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào và đưa ra lý do tại sao: nếu học sinh đoán rằng đứa bé tìm được người giúp và hai đứa bé khác được cứu thì hãy đưa ra lý do. Số đông học sinh đoán rằng ba đứa bé sẽđược cứu vì tin rằng đứa bé

đi khỏi có thể tìm được người giúp. Học sinh sử dụng thông tin và diễn biến

để dựđoán chuyện sẽ kết thúc như thế nào. Thiết kế xung quanh những hoạt

động nhận thức như: phân tích, diễn giải và tiên đoán đưa ra những hiểu biết mới cho học sinh

4. Giáo viên giảng dạy theo trường phái cấu trúc chấp nhận để những trả lời của hoc sinh điều hướng bài giảng, chuyển đổi phương pháp

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 131 - 132)