Giáo viên giảng dạy theo trường phái cấu trúc chấp nhận để những trả lời của hoc sinh điều hướng bài giảng, chuyển đổi phươ ng pháp

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 132 - 134)

. Tính cơ động

4.Giáo viên giảng dạy theo trường phái cấu trúc chấp nhận để những trả lời của hoc sinh điều hướng bài giảng, chuyển đổi phươ ng pháp

giảng dạy cũng như thay thế nội dung

Người giáo viên với ý tưởng trên phải tìm ra các thời điểm để học cách thực hiện điều này trong suốt năm học. Là nhà giáo dục, chúng ta ai cũng có những thời điểm hưng phấn trong lớp học, những thời điểm khi sự nhiệt tình, say mê, kiến thức căn bản và động cơ học tập của học sinh gặp nhau và tạo nên những giờ học đặc biệt và để chúng ta có thể tự hào mỗi khi nghĩ về giờ

học này nhiều tuần sau đó. Chúng ta nhớ lại tia sáng từ ánh mắt của học sinh, cảm giác phấn chấn của chúng về những bài học và phần thảo luận, khả năng

đặc biệt của mỗi em khi cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ trong thời gian dài với sự cam kết cao. Nếu may mắn, chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm hằng năm và tự hỏi tại sao những việc như thế không xảy ra thường xuyên hơn.

Mặc dù một số giáo viên không có quyền thay đổi nội dung nhưng nói chung là tất cả giáo viên đều được quyền quyết định sẽ dạy như thế nào. Ví dụ như, chương trình khoa học sơ cấp đòi hỏi học sinh bắt đầu học về phương pháp khoa học và sử dụng phương pháp này thực hiện một số bài thực hành sơ bộ

như: đặt câu hỏi (phát triển giả thuyết), tìm cách trả lời câu hỏi (thực nghiệm), kể về những gì đã xảy ra (ghi nhận lại những quan sát), và trả lời câu hỏi (ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết đầu). Một giáo viên lớp 5 yêu cầu học sinh chuẩn bị bài tập kể về một vật yêu thích ở nhà. Một em học sinh tên Jake

đã nói về con mèo. Một bạn học cùng lớp tên Eric đã nói về những cây cảnh trong nhà. Dựa theo phần trả lời của các em, giáo viên yêu cầu Jake và Eric nghĩ ra những câu hỏi về con mèo và cây cảnh. Jade muốn biết liệu con mèo của em có thích thức ăn mà những con mèo khác hay ăn ngoài nhãn hiệu mà nó thường hay dùng không. Còn Eric muốn biết cây cảnh mọc như thế nào. Jade tiến hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời về thức ăn dành cho mèo với sự hướng dẫn của giáo viên. Em đã sắp xếp 4 nhãn hiệu thức ăn dành cho mèo trong 4 bát khác nhau và đặt nó trên sàn. Khi mèo bước vào phòng, em quan sát bát thức ăn nào mèo bước đến trước tiên và bát nào nó chọn đểăn . Jade thay đổi vị trí của những bát thức ăn và làm lại thí nghiệm lần nữa. Cuối cùng, em đã kết luận rằng mèo của em thích một nhãn hiệu thức phẩm hơn những nhãn khác.

Được giáo viên hướng dẫn, Eric tập trung vào câu hỏi: Giọng nói của chúng ta có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây không? Eric đã gieo bốn hạt đậu trong bốn chậu cây khác nhau và đặt chúng trên cùng một cái kệ gần cửa sổ. Mỗi ngày, tại cùng một thời điểm cậu mang từng chậu đặt vào một phòng khác nhau. Hằng ngày, cậu ta trò chuyện với một cây, hát với cây thứ hai, la lớn vào cây đậu thứ ba và hoàn toàn không chú ý gì đến cây đậu thứ tư. Cậu ghi nhận lại các quan sát trong hơn 4 tuần và rút ra kết luận rằng những cây mà cậu ta trò chuyện và hát cho nghe phát triển nhất.

Tư duy của học sinh sẽđiều hướng các thí nghiệm và sự hướng dẫn của giáo viên sẽ chỉ ra tiến trình mà học sinh phải tuân theo. Nội dung chương trình – sự khám phá của phương pháp khoa học - được trình bày theo những cách khác nhau đối với từng học sinh.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 132 - 134)