Hãy cùng thực hiện hoạt động sau (Hoạt động 3.3)

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 85 - 93)

. Tính cơ động

Hãy cùng thực hiện hoạt động sau (Hoạt động 3.3)

Trước khi bắt đầu, hãy xem ví dụ hướng dẫn và đổi những câu hỏi mang tính gợi nhớ của Hoạt động 3.1 thành những câu hỏi tư duy và viết chúng vào khoảng trống dưới đây.

1. Nhà vua tên gì?

______________________________________________________________ 2. Anh nông dân tên gì?

______________________________________________________________ 3. Anh nông dân vác theo loại rau gì trên lưng?

______________________________________________________________ 4. Anh nông dân thấy gì dưới tảng đá mòn?

______________________________________________________________ 5. Trong ví tiền có gì?

______________________________________________________________ Bạn có nghĩ rằng câu hỏi của mình sẽ khiến cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn không? Tại sao?

______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ Hãy so sánh câu trả lời của bạn với phần Đáp án ở trang 111.

Hãy đọc

Bây giờ bạn đã quen với những dạng câu hỏi có thể khuyến khích học sinh học tập, bước kế tiếp bạn sẽ biết đặt những câu hỏi này như thế nào. Dưới đây là một vài chỉ dẫn đặt câu hỏi có thể giúp tăng cường quá trình dạy và học.

Những chỉ dẫn đặt câu hỏi

(Trích từ Shalaway, 1998.)

Những câu hỏi hay giúp học sinh tư duy tốt hơn. Việc chuyển đổi những câu hỏi

đơn giản thành những câu khó, thách thức sẽ thúc đẩy khả năng độc lập nhận thức và tư duy.

Mặt khác, không phải chỉ giáo viên mới đặt câu hỏi. Học sinh cũng nên đặt câu hỏi cho giáo viên hay là cho nhau. Nhiều học sinh ngại đặt câu hỏi vì sợ bị bạn bè chế nhạo. Hãy bảo đảm rằng lớp học là môi trường an toàn cho những hoạt

động như thế. Hãy chỉ ra rằng bạn tôn trọng học sinh và học sinh cũng tôn trọng bạn.

• Đặt những câu hỏi phù hợp với mức độ kiến thức của học sinh.

• Khơi dậy khả năng tư duy bằng việc đặt nhiều loại câu hỏi khác nhau

• Hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi • Đặt câu hỏi đúng lúc

• Gọi học sinh trả lời câu hỏi một cách ngẫu nhiên • Hãy lặp lại câu hỏi trước khi trả lời

Hãy nghiên cu

Học tập tích cực

Học tập tích cực hướng tới quá trình dạy và học năng động, trong đó người học được coi là những thành viên được chủđộng quá trình dạy và học. Cả giáo viên và người học đều học được thông qua việc làm, hành động trong những hoạt động cụ thể như: trò chơi vui nhộn, mô phỏng, đóng kịch, thể hiện nội tâm ... Việc này tạo điều kiện khuyến khích cho các hoạt động phản hồi với mục đích phát triển và tăng cường kỹ năng và năng lực. Học tập tích cực cũng

được biết như là quá trình học tập hợp tác.

Dưới đây là vài ví dụ về chiến lược học tập tích cực

Tư duy – Làm vic theo tng cp – Chia s

Tình huống mẫu:

Giao cho học sinh một bài tập ví dụ như là câu hỏi hay vấn đề cần giải quyết, một ví dụ mẫu để triển khai,… Yêu cầu tự học sinh làm trong 2 – 5 phút (tư

duy). Sau đó, yêu cầu học sinh trao đổi ý kiến khoảng 3 – 5 phút với bạn ngồi kế bên (từng cặp). Cuối cùng, yêu cầu hãy chọn ra từng đôi trình bày ý kiến của họ với cả lớp (chia sẻ).

Nhóm hc tp hp tác

Những nhóm học tập này có thể chính thức hay không chính thức, có hoặc không chấm điểm, ngắn hạn hay dài hay. Nói chung, nên xếp 3 – 6 học sinh bất kỳ trong một nhóm. Học sinh sẽ tự chọn nhóm trưởng và thư ký. Giáo viên giao việc theo từng nhóm đã chia và yêu cầu học sinh chuẩn bị ( bài đọc hoặc bài tập về nhà). Nhóm có thểđưa ra câu trả lời chung theo nhóm hoặc ghi ra giấy hoặc viết thành một bài tiểu luận.

Những trò chơi

Trò chơi như ô chữ và câu đố dựa trên các tài liệu đọc và được dùng để

ôn bài, cho bài tập hay là trong thi cử. Hình thức này có thể áp dụng cho từng học sinh, theo nhóm nhỏ hay cho cả lớp. Ví dụ như, hiện nay có một vài chương trình tin học giúp bạn tạo ra bài tập ô chữ.

Phân tích hay chia s ý kiến qua nhng đon băng video

Có thể sử dụng Video để trình bày thay cho các tài liệu của khoá học. Những đoạn băng video nên ngắn (khoảng từ 5 đến 20 phút). Hãy xem qua trước các đoạn băng đểđảm bảo nội dung của nó có giá trị. Cho học sinh thời gian hoạt động, thảo luận các câu hỏi hay là liệt kê những ý kiến trọng tâm; điều này sẽ giúp học sinh tập trung hơn. Sau khi xem băng xong, yêu cầu học sinh làm việc một mình hay theo cặp để trả lời những câu hỏi, viết tóm tắt, hành động hay ứng dụng lý thuyết.

To s tranh lun trong hc sinh

Hình thức này có thể sử dụng một cách chinh thức hay không chính thức, theo nhóm hay theo cặp, chấm điểm hoặc không. Nó tạo cơ hội để học sinh tranh luận, thu thập dữ liệu và logic để lập luận bảo vệ quan điểm. Tranh luận cũng giúp học sinh có thêm kinh nghiệm thuyết trình. Nhiều giáo viên yêu cầu học sinh trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề

nào đó và sau đó cho học sinh tranh luận với những người có quan điểm trái ngược.

Để hc sinh đối thoi

Đối thoại giữa học sinh với học sinh tạo cơ hội để học sinh trình bày ý kiến của mình cũng như có thể lắng nghe và chia sẻ ý kiến với những người khác. Ích lợi của việc đối thoại là giúp hình thành các ý tưởng một cách dễ dàng và là nền tảng của việc học tập hợp tác hiệu quả.

Hc sinh đặt câu hi trong đề thi

Cách này có thểđược áp dụng để ôn bài hay cho kỳ thi. Kỹ thuật này giúp học sinh chủđộng xử lý tài liệu, hiểu rõ hơn sự khó khăn khi viết một câu hỏi thi chính xác và xác đáng; giúp ôn lại bài học và thực hành trước kỳ

thi.

Tiu lun, đề cương nghiên cu/ Bài thu hoch

Yêu cầu học sinh trong lớp tiến hành nghiên cứu một chủ đề. Trong một vài tình huống, bạn không thể yêu cầu học sinh thu thập dữ liệu trong giờ

học (có thể quan sát một vài tình huống hay đưa ra những cuộc khảo sát ngắn) hoặc bạn có thể thực hiện các nghiên cứu ngoài giờ học. Cho dù thực hiện theo cách nào đi chăng nữa, hãy yêu cầu học sinh trình bày kết quả nghiên cứu của mình trong giờ tiểu luận của lớp giống như một buổi báo cáo chuyên nghiệp. Hãy mời các giáo viên và học sinh khác trong khoa.

S dng d liu thô

Yêu cầu học sinh thu thập các dữ liệu thô về một số chủ đề cụ thể. Sau

đó, để học sinh phân tích dữ liệu và rút ra kết luận. Xem lại dữ liệu đã thu thập và phần phân tích của học sinh. Cho nhận xét để hướng dẫn học sinh cách sử dụng các dữ liệu thô một cách hiệu quả nhất.

Phân tích tình hung da trên đối tượng và hoàn cnh c th

Đưa ra những tình huống cụ thể để học sinh đọc (ví dụ, chiếu trên máy chiếu ví dụ về sự tranh chấp trong gia đình). Yêu cầu học sinh bàn bạc và phân tích tình huống, sử dụng những quan niệm, dữ liệu và lý thuyết học

được trong lớp. Học sinh có thể phân tích tình huống một mình, theo nhóm hay từng cặp. Xem xét kết nối các ý tưởng này và viết thành một bài luận ngắn trong lớp.

Ghi chép li hay viết nht ký

Yêu cầu học sinh ghi chép hay viết nhật ký theo định kỳ (có thể ghi trên giấy, trên máy tính, trong giờ học hay là ngoài giờ học). Yêu cầu viết một đoạn ngắn bày tỏ suy nghĩ hay phân tích một mục nào đó từ phần ghi chép được. Hãy chú ý đến những vấn đề vềđạo đức nếu bạn yêu cầu học sinh phân tích những sự kiện hay vấn đề riêng tư.

Viết bng tin

Để một nhóm học sinh viết bảng tin về một đề tài cụ thể có liên quan đến lớp học. Học sinh nên kèm theo những bài báo với những nghiên cứu liên quan,

đưa lên thông tin về những sự kiện sắp diễn ra,…. Chia sẻ những thông tin này với giáo viên và học sinh ở những khoá học và chuyên ngành có liên quan.

V sơđồ các khái nim

Ở đây, học sinh sẽ tạo ra những mô hình, ý tưởng và mối liên hệ giữa các khái niệm một cách trực quan. Học sinh sẽ vẽ các đường tròn, trên đó các khái niệm sẽđuợc các đường kẻ kết nối với các cụm từ diễn đạt và kết nối với nhau để chỉ mối liên hệ thông qua các đường kẻ. Điều này có thể thực hiện bởi từng cá nhân hoặc theo nhóm, được thực hiện một lần hay nhiều lần khi học sinh biết được những thông tin và nội dung mới có thể chia sẻ, bàn bạc và nhận xét.

Hãy suy nghĩ vđiu này

“Học sinh thực hành càng nhiều thì tư duy càng tốt.”

Theo bạn, câu nói trên có ý nghĩa gì? Bạn có đồng ý với câu nói trên không? Câu nói trên cho thấy những học sinh nào tích cực tham gia vào quá trình học tập sẽ học tốt hơn. Trong quá trình học tập tích cực, học sinh được cung cấp nhiều cơ hội học tập thông qua ứng dụng và thực hành giúp thúc đẩy quá trình học tập và hiểu rõ bài học.

Giảng dạy-học tập là một quá trình năng động. Giáo viên phải không ngừng nỗ

lực để giảng dạy tốt hơn. Vậy công cụ nào có thể giúp giáo viên cải thiện quá trình giảng dạy của mình? Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm.

Hãy đọc

Giảng dạy có xem xét/ đối chiếu: Hướng đến giảng dạy một cách chuyên nghiệp

Giảng dạy là một quá trình đổi mới liên tục. Như bác sĩ, họ thường xuyên tham gia đào tạo để phát triển kỹ năng, giáo viên cũng nên thường xuyên cố gắng hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình. Việc này cũng không dễ dàng nhưng suy nghĩ về cách dạy của bản thân cũng là một khởi đầu tốt để phát triển kỹ năng giảng dạy của mình. Giáo viên chuyên nghiệp phải là người có khả năng tư duy và đưa ra quyết định, phải có trách nhiệm với lớp học và học sinh của mình. Người ta nói rằng: “Người giáo viên có những suy nghĩ và lời nói tiến bộ về quá trình giảng dạy sẽ là người giáo viên giỏi khi đứng lớp” Bàn có đồng ý với câu nói trên không? Người giáo viên cần phải được khuyến khích dừng lại và suy nghĩ về phương pháp giảng dạy của mình. Hiệu trưởng phải giúp giáo viên xem xét kỹ năng giảng dạy của mình với tư cách là một nhà giáo. Xem xét một cách hệ thống về kỹ năng giảng dạy của mỗi người không phải là điều dễ dàng. Giảng dạy có xem xét/ đối chiếu là suy nghĩ về kỹ năng giảng dạy của một người và tìm ra cách thức để cải thiện những kỹ năng đó.

Ghi nhật ký giảng dạy

Khuyến khích giáo viên ghi lại quá trình giảng dạy của mình (sổ hay nhật ký). Quá trình này cũng là một hình thức tư duy. Thông thường người ta không thật sự biết họ suy nghĩ về cái gì và suy nghĩ như thế nào cho đến khi đặt bút viết. Việc ghi nhật ký rất có ích. Nhiều giáo viên sử dụng thói quen này để phát triển kỹ năng giảng dạy của mình. Nhật ký giảng dạy có thể giúp nâng cao ý thức của người giáo viên. Nó cũng có thể giúp giáo viên nhìn ra vấn đề, giải toả căng thẳng và lưu lại kinh nghiệm giảng dạy. Việc xem xét tài liệu một cách có ý thức giúp giáo viên trở thành nhà nghiên cứu giáo dục, sử dụng kinh nghiệm của chính mình làm nguồn dữ liệu.

Sau đây là một vài gợi ý của việc ghi lại nhật ký giảng dạy mà bạn có thể chia sẻ

với giáo viên của mình (Shalaway, 1998). • Chia ra các mục thường xuyên • Ghi chép thường xuyên

• Dành thời gian cho việc ghi chép

• Ghi lại tất cả những điều mà bạn suy nghĩ

• Đưa ra những dẫn chứng về sự phát triển của bạn • Xác nhận và đánh dấu vài thành công nhỏ

• Hướng đến những khía cạnh giảng dạy khác nhau • Theo dõi các mục

• Thỉnh thoảng rà lại các nội dung đã lưu • Cất giữở nơi an toàn

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tiến trình dạy - học (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)