Đặc điểm của quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 27)

Thứ nhất, QSDĐ là một bộ phận của pháp luật đất đai.

Với ý nghĩa này thì QSDĐ là một chế định pháp luật đất đai bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Thứ hai, QSDĐ là một quan hệ pháp luật về đất đai.

Quan hệ pháp luật này được thể hiện trên ba phương diện sau:

+ Quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu (Nhà nước) với người sử dụng đất được thể hiện trong mối quan hệ giữa các quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt QSDĐ. Quyền của chủ sở hữu đối với đất đai là quyền mang tính tuyệt đối, còn QSDĐ của người sử dụng đất chỉ là quyền phái sinh, chịu sự lệ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai;

+ Quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau. Quan hệ này được thực hiện thông qua các giao dịch mang tính dân sự như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế QSDĐ…;

+ Quan hệ giữa người sử dụng đất với các cơ quan quản lý Nhà nước, như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài

nguyên và Môi trường và UBND các cấp trong quan hệ: giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất…

Thứ ba, QSDĐ là một quyền năng chủ quan của chủ sở hữu và của

người sử dụng đất. QSDĐ là cách xử sự của người sử dụng đất trong việc thực hiện các quyền mà Nhà nước trao cho họ. Những quyền chủ quan này xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật khách quan được nói ở trên và do các quy phạm đó quyết định.

Thứ tư, QSDĐ là một tài sản sản đặc biệt, chính vì thế QSDĐ vừa là

đối tượng trong quan hệ pháp luật đất đai vừa là đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự.

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Nó không phải là hàng hóa thông thường mà là một tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống. Theo pháp luật nước ta, Nhà nước là người duy nhất có đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu và đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Pháp luật hiện hành quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.

Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.

Thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai, được tập trung vào 04 lĩnh vực cơ bản sau.

Một là, Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ

các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Cụ thể:

Về số lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong toàn quốc gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa phương; nắm về diện tích mỗi loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp…; nắm về diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh thổ…

Về chất lượng đất: Nhà nước nắm về đặc điểm lý tính, hóa tính của từng loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất…đặc biệt là đối với đất nông nghiệp.

Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử dụng đất có hợp lý, có hiệu quả không? Có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không? Cách đánh giá phương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng đất đai.

Hai là, Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai

theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhận sử dụng. Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nước với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng; theo quá trình phát triển xã hội, Nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ đất đai cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Để thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việc chuyển giao QSDĐ giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển QSDĐ và thu hồi đất. Vì vậy, Nhà nước quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai. Đồng thời, Nhà nước còn quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, quản lý việc chuyển QSDĐ và quản lý việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Ba là, Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và

sử dụng đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do người sử dụng cụ thể thực hiện. Đề việc phân phối và sử dụng được phù hợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất. Trong khi giám sát, nếu phát hiện các

vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.

Bốn là, Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.

Hoạt động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu tiền sử dụng đất, thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không so đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một tổng thể thống nhất nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Nắm chắc tình hình đất đai là tạo cơ sở khoa học và thực tế cho phân phối đất đai và sử dụng đất đai một cách hợp lý theo quy hoạch, kế hoạch. Kiểm tra, giám sát là củng cố trật tự trong phân phối đất đai và sử dụng đất đai, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

Vợ, chồng là chủ QSDĐ được thực hiện các quyền nói trên của mình thông qua giao dịch dân sự được quy định trong BLDS và pháp luật về đất đai. Đất đai được coi là hàng hóa đặc biệt, được điều chỉnh bằng một hệ thống các quy phạm pháp luật chặt chẽ. Được quyền khai thác công dụng và hiệu quả của đất, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được bảo hộ QSDĐ khi bị người khác xâm phạm đến QSDĐ hợp pháp của mình. Được thực hiện các hành vi dân sự liên quan đến QSDĐ hợp pháp của mình, đó là quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng QSDĐ, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 27)