Khái quát một số vấn đề về điều kiện kinh tế xã hội quận Đống Đa ảnh hƣởng đến các tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ,

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 37 - 40)

Đống Đa ảnh hƣởng đến các tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

Nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội, quận Đống Đa gắn liền với địa danh lịch sử Gò Đống Đa, nơi Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Quận Đống Đa là quận lớn ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố, là địa bàn thuận lợi để phát triển, cải tạo các khu nhà ở đồng thời phát triển các văn phòng đại diện, cơ quan, viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

Quận Đống Đa là quận ở trung tâm thành phố. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, phía Đông giáp các quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, phía Tây giáp các quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân.

Quận Đống Đa hiện có 21 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ.

Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn diễn

biến mạnh mẽ. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…

Quận Đống Đa có dân số đông, dân số thường trú trên 390.000 người nhiều nhất trong các quận, huyện của thành phố Hà Nội. Lại thêm tốc độ đô thị hóa trên địa bàn diễn biến mạnh mẽ, đặc biệt là số người nhập cư đông hơn nhiều các quận, huyện khác trong thành phố. Tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp, dẫn đến tỷ lệ ly hôn và tranh chấp về đất đai tăng mạnh trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. Chủ yếu do các nguyên nhân sau.

* Nguyên nhân khách quan

Do hoàn cảnh lịch sử để lại, tình hình nhà, đất ở các vùng trong quận trải qua nhiều thời kỳ lịch sử diễn biến phức tạp, có nơi xáo trộn lớn. Từ sau ngày giải phóng miền Nam, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách quan trọng về nhà đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết. Có những vấn đề mới phát sinh khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng Nhà nước chưa làm tốt chức năng quản lý trong lĩnh vực nhà, đất; có những vấn đề tồn tại từ nhiều năm được xem như hậu quả của cách quản lý, chính sách của các thời kỳ trước đây mà chưa kịp thời khắc phục.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhà, đất thực sự có giá trị. Ở góc độ kinh tế nhà, đất được coi như một loại hàng hóa trên thị trường, được mang ra mua bán, trao đổi theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị. Đây là quy luật tự nhiên, nhưng đối với đất lại không được thừa nhận một cách dễ dàng ở nước ta trong một thời gian khá dài, nên Nhà nước chưa kịp thời có các chính sách để điều tiết và quản lý có hiệu quả.

Từ khi nhà, đất trở nên có giá trị cao đã tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã

bán, cho mượn, cho thuê, tặng cho, bị quốc hữu hóa… hoặc khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây, chính quyền địa phương đã giao đất không có văn bản hoặc văn bản không rõ ràng cho người khác sử dụng ổn định.

* Nguyên nhân chủ quan

Việc buông lỏng công tác thống nhất quản lý đất đai của Nhà nước. Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đối với đất đai, Nhà nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ và còn nhiều sơ hở. Có thời kỳ, mỗi loại đất được giao cho một ngành quản lý: Đất nông nghiệp do ngành nông nghiệp quản lý; đất lâm nghiệp do ngành lâm nghiệp quản lý; đất chuyên dùng thuộc ngành nào, ngành ấy quản lý. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp cũng như với đất chuyên dùng; xảy ra tình trạng có loại đất do nhiều cơ quan quản lý song cũng có loại đất không do cơ quan nào quản lý.

Chính sách, pháp luật đất đai có một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn; đặc biệt là các quy định về xác định giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; quy định về thời hạn sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp v.v. Việc thực hiện chính sách bảo vệ đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa ổn định) với chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu đô thị mới … còn bộc lộ sự mâu thuẫn, không tương thích. Hơn nữa, chính sách, pháp luật đất đai thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc làm này cũng gây ra sự mâu thuẫn về nội dung trong một số quy định của pháp luật đất đai.

Trong quản lý đất đai còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế về mặt chủ quan như cán bộ thiếu gương mẫu, lạm dụng chức quyền để tham nhũng, tiêu cực về đất đai. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai có trường hợp chưa đúng pháp luật mà chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của người có thẩm

quyền hoặc hữu khuynh mất cảnh giác để kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục quần chúng nhân dân gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Nhà nước chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho việc nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam, để nó hình thành tự phát nên đã gây nhiều hậu quả tiêu cực. Nhà nước không quản lý được việc chuyển nhượng QSDĐ, tặng cho QSDĐ, không xử lý kịp thời tình trạng đầu cơ đất.

Ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế, đa số người dân không được tiếp cận các qui định của pháp luật về tặng cho QSDĐ. Việc tặng cho diễn ra chủ yếu giữa cha mẹ và con cái nên họ không có ý thức phải tuân theo các quy định của pháp luật nên thường xảy ra tranh chấp giữa cha mẹ với vợ chồng khi ra Tòa ly hôn.

Công tác tuyên truyền phổ biến, pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật đất đai đạt hiệu quả thấp. Mặt khác, một bộ phận quần chúng nhân dân có ý thức pháp luật chưa cao, chưa tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật đất đai về tặng cho QSDĐ… làm phát sinh các tranh chấp đất đai v.v…

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 37 - 40)