Những khó khăn, vướng mắc, bất cập khi giải quyết các tranh chấp

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 43)

tranh chấp

Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng luôn là vấn đề phức tạp, các quy định của pháp luật vẫn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng. Trong quá trình áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, bộc lộ những hạn chế như các quy định về quyền sở hữu của vợ chồng, chưa thực sự bảo vệ lợi ích gia đình, củng cố, gắn kết gia đình.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ cho thấy gắn liền với việc giải quyết các vụ án ly hôn luôn luôn là việc giải quyết các quan hệ tài sản của vợ chồng mà cụ thể là việc xác định tài sản riêng, tài sản chung vợ chồng, xác định nguồn gốc tài sản...Có thể nói, trong các vụ án ly hôn có yêu cầu chia tài sản là nhà, đất luôn là loại việc thường xảy ra tranh chấp gay gắt, mặc dù đã trải qua nhiều cấp xét xử nhưng các đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài. Nghiên cứu về pháp luật HN&GĐ hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn của TANDTC đã có quy định khá cụ thể là căn cứ cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng đặc biệt là đối với tài sản là QSDĐ mà vợ chồng được tặng cho chung. Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng các quy định này tại TAND quận Đống Đa vẫn là một vấn đề khó khăn, phức tạp và tồn tại những quan điểm đánh giá cũng như nhận định khác nhau, cụ thể:

* Các khó khăn, vướng mắc khi Tòa án áp dụng các quy định pháp luật về tố tụng

+ Bỏ sót người tham gia tố tụng

Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào

tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan [28].

Việc bỏ sót người tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, là thiếu sót của Thẩm phán dẫn đến việc nhiều bản án, quyết định sơ thẩm của TAND quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy và các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã bị kháng nghị và bị hủy để về cấp sơ thẩm giải quyết lại theo quy định do bỏ sót người tham gia tố tụng. Các sai lầm thường gặp là các Thẩm phán không rà soát đầy đủ người tham gia tố tụng trong trường hợp giải quyết vụ án mà quyền lợi có liên quan đến họ.

Trường hợp cha mẹ tặng cho vợ chồng QSDĐ, khi vợ chồng ly hôn có tranh chấp về QSDĐ thì Thẩm phán phải đưa cha mẹ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án nhưng lại bỏ sót không đưa họ tham gia tố tụng nên việc làm rõ nguồn gốc QSDĐ vợ, chồng đang tranh chấp gặp nhiều khó khăn và xâm phạm đến quyền lợi của các bên trong vụ án.

+ Về việc định giá QSDĐ

Khi có tranh chấp về QSDĐ mà các bên không thỏa thuận được về giá đất thì Tòa án phải tiến hành thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị QSDĐ nhưng một số Thẩm phán lại không tiến hành thành lập Hội đồng định giá mà chỉ căn cứ và xác nhận của cán bộ địa chính tại địa phương để xác định giá và làm căn cứ giải quyết vụ án. Trường hợp Tòa án thành lập Hội đồng định giá thì Hội đồng lại xác định không chính xác giá trị QSDĐ, không định giá toàn bộ QSDĐ dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài.

Thẩm phán còn có những thiếu sót, như định giá QSDĐ không đúng với giá tại thị trường, chưa định giá toàn bộ QSDĐ, phần đất giáp mặt đường rất tiện trong khai thác sử dụng và phần đất sâu phía trong giá trị thấp hơn,

nhưng định giá như nhau; giá đất thổ cư, đất vườn, ao xác định theo một giá, có trường hợp xác định giá theo lời khai của đương sự, ý kiến của cán bộ địa chính…khi chia không cụ thể hoặc có sai sót về số đo, diện tích, không xác định lối đi hoặc không tuyên về lối đi cho một bên, dẫn đến không có lối đi vào phần được chia.

Tuy nhiên không phải lúc nào Tòa án cũng gặp thuận lợi trong việc định giá QSDĐ, khi có tranh chấp đương sự thường gây khó khăn cho Tòa án dẫn đến việc Hội đồng định giá không thể xem xét, định giá QSDĐ, khiến Tòa án gặp nhiều vướng mắc khi giải quyết tranh chấp.

+ Về việc thu thập chứng cứ

Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án. Chỉ khi thu thập đẩy đủ chứng cứ thì Tòa án mới có đủ căn cứ để giải quyết vụ án.

Theo quy định của BLTTDS và Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP trong quá trình giải quyết vụ án Thẩm phán phải nghiên cứu, kiểm tra xem các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ chưa, còn có những tình tiết nào của vụ án chưa có đầy đủ tài liệu chứng cứ để chứng minh hay không? Nếu còn có những vấn đề gì chưa rõ thì Thẩm phán phải yêu cầu các đương sự cung cấp; tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự hoặc Thẩm phán phải tự mình thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật để đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan.

Thực tế còn không ít Thẩm phán không thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ như khi vợ chồng có tranh chấp QSDĐ có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ nhưng Tòa án lại không thu thập chứng cứ tại cơ quan có thẩm quyền để xác định việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ có đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hay không; việc cấp giấy chứng nhận có bị khiếu nại, tố cáo hay không; có hay không việc cha mẹ đã cho vợ chồng QSDĐ… nên giải quyết tranh chấp không đúng dẫn đến bản án, quyết định

của Tòa án bị cấp phúc thẩm hủy, phải giải quyết nhiều lần gây bức xúc trong dư luận.

Trong thực tiễn còn rất nhiều những vụ án khó xác định được việc đã nhập hay chưa nhập tài sản riêng là QSDĐ vào khối tài sản chung vợ chồng. Do đó để bảo đảm quyền lợi cho các bên đương sự khi ly hôn, khi giải quyết các vụ án cụ thể thì Tòa án cần thu thập đủ chứng cứ, trên cơ sở đó đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện để xác định rõ ý chí thực về việc đã nhập tài sản riêng là QSDĐ của mỗi bên vào khối tài sản chung vợ chồng hay chưa. Quá trình quản lý, sử dụng chung tài sản đó, cả vợ và chồng có cùng tham gia thực hiện các giao dịch dân sự để định đoạt đối với tài sản đó hay không; ý thức của các bên trong quá trình quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Mảnh đất mà vợ chồng sinh sống có riêng biệt với mảnh đất mà cha mẹ đang sinh sống hay không, hoặc nếu trên cùng một mảnh đất thì phần đất vợ chồng sinh sống đã có ranh giới, khuôn viên riêng biệt với phần đất của cha mẹ hay không; vợ chồng đã sinh sống ổn định, lâu dài và đã có công tôn tạo, bảo quản mảnh đất hoặc đã xây dựng nhà, công trình trên đất hay chưa và khi xây dựng thì cha mẹ có biết và có phản đối hay không; sau khi vợ chồng sống trên mảnh đất đó thì cha mẹ có tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đối với mảnh đất đó không…

Qua công tác xét xử phúc thẩm và xét xử giám đốc thẩm cho thấy có nhiều vụ án các tài liệu được sử dụng làm chứng cứ trong vụ án không đảm bảo yêu cầu như các tài liệu đọc được có khi chỉ là bản phô tô không có công chứng, chứng thực, không rõ nguồn gốc tài liệu…Mặt khác, việc giao nộp các tài liệu, chứng cứ chưa được tiến hành theo đúng quy định của BLTTDS, khi đương sự giao nộp chứng cứ, Tòa án không lập biên bản nên khi nghiên cứu hồ sơ không biết tài liệu do ai nộp, và vào lúc nào…

Lời khai của các đương sự rất khác nhau về nguồn gốc đất nhưng không bên nào xuất trình được đầy đủ chứng cứ chứng minh. Tòa án cũng

không thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình để xác định nguồn gốc đất và phân chia tài sản tranh chấp một cách hợp tình hợp lý mà chỉ dựa trên những tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ để ra phán quyết.

+ Khó khăn trong vấn đề thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ

Hiện nay các tranh chấp ly hôn có tranh chấp về tặng cho QSDĐ ngày càng gia tăng về số lượng và ngày càng phức tạp về tính chất... TAND quận Đống Đa ngoài việc tự mình thu thập chứng cứ còn thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ để củng cố tài liệu phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Việc ủy thác thu thập chứng cứ cho các Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền (nơi có tài sản đang tranh chấp hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đang cư trú) lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; thẩm định tại chỗ, định giá tài sản… là cần thiết cho việc giải quyết vụ án, nhưng thực tế cho thấy việc ủy thác thu thập chứng cứ rất kém hiệu quả, có nhiều vụ ủy thác không nhận được kết quả ủy thác hoặc có nhận được nhưng rất chậm gây ra trở ngại lớn cho việc giải quyết vụ án.

* Các khó khăn, vướng mắc khi Tòa án áp dụng các quy định pháp luật về nội dung

+ Khó khăn trong việc xác định QSDĐ đã được tặng cho hay chưa

Trong quan hệ HN&GĐ việc con cái sau kết hôn được cha mẹ tặng cho nhà đất là vấn đề phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên việc tặng cho con cái QSDĐ ít khi tuân thủ điều kiện về hình thức (không lập văn bản hoặc có lập thì không có công chứng, chứng thực) nên khi vợ chồng ly hôn thường xảy ra tranh chấp với cha mẹ.

Xét thuần túy về mặt pháp lý thì nếu việc tặng cho được lập thành văn bản thì việc xác định tài sản được tặng cho là tài sản chung vợ chồng hay tài sản riêng của bên vợ hoặc chồng là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy: do đặc điểm về văn hóa pháp lý và do những phong tục tập quán mỗi địa phương nên việc tặng cho chung hay riêng,

hay cho mượn thường chỉ được thể hiện bằng miệng hoặc hành vi. Do đó dẫn đến một hệ quả: khi xảy ra tranh chấp việc xác định là tài sản chung hay riêng là rất phức tạp. Thông thường, khi ly hôn thì cha mẹ thường thống nhất khai là cho mượn. Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đương sự khi ly hôn có tranh chấp về tặng cho QSDĐ Tòa án cần thu thập chứng cứ đầy đủ, đánh giá chứng cứ một cách khách quan và toàn diện để xác định đúng ý chí đích thực của cha mẹ về việc cho hay chưa cho vợ chồng.

Nếu việc tặng cho QSDĐ tuân thủ các quy định pháp luật thì khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Thẩm phán rất dễ dàng ra phán quyết. Còn khi việc tặng cho QSDĐ không tuân thủ các quy định pháp luật, thì việc tranh chấp gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, Thẩm phán chỉ có thể đánh giá ý thức chủ quan của bên cho, thông qua các biểu hiện bên ngoài, mà những biểu hiện đó trong mỗi vụ án lại khác nhau, nên rất khó nắm bắt.

+ Xác định không đúng QSDĐ là tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ, chồng.

Luật HN&GĐ năm 2000 tại Điều 27 và Điều 32 đã quy định những căn cứ cơ bản cho việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Khoản 1 Điều 27 quy định:

Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung [25].

Khoản 1 Điều 32 quy định:

Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản

được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân [25].

Theo tinh thần của điều luật thì một nguyên tắc cơ bản để xác định tài sản chung của vợ chồng là tài sản được tặng cho chung hay tặng cho riêng, vậy cơ sở pháp lý nào để xác định tài sản được tặng cho chung hay tặng cho riêng?

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 465 BLDS năm 2005: "Hợp đồng

tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận" [29]. Như vậy, đối tượng tặng cho là tài sản có thể là động sản (Điều 466 BLDS năm 2005), có thể là bất động sản (Điều 467 BLDS năm 2005). Trường hợp tài sản tặng cho là bất động sản thì chứng cứ cơ bản để xác định là tài sản chung của vợ chồng là hợp đồng tặng cho được lập thành văn bản và có chứng nhận của văn phòng Công chứng hoặc có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, thực tế cho thấy rất nhiều vụ án tranh chấp về QSDĐ khi ly

hôn, một trong các bên đương sự thường cho rằng QSDĐ thuộc tài sản chung của vợ chồng do được cha mẹ tặng cho chung, tuy nhiên lại không đưa ra được những căn cứ pháp lý thuyết phục để chứng minh cho điều đó. Cũng đã có khá nhiều trường hợp cha, mẹ của một trong hai bên vợ, chồng tặng cho vợ chồng QSDĐ với ý định là tặng cho chung. Nhưng khi vợ chồng mâu thuẫn yêu cầu ly hôn mà có tranh chấp về tài sản đó thì cha, mẹ hoặc là đòi lại hoặc là khẳng định chỉ cho riêng con trai, hay con gái họ mà thôi…

Thứ ba, Sau khi kết hôn, QSDĐ là tài sản riêng của một bên được đưa

vào sử dụng chung, phục vụ lợi ích của gia đình. Việc phân định ranh giới giữa việc "nhập" hay "không nhập" QSDĐ đó vào khối tài sản chung vợ chồng là rất khó khăn và không rõ ràng, thông thường việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng không được các bên lập thành văn bản để ghi nhận.

Theo đánh giá của TANDTC, TAND quận Đống Đa gặp nhiều sai sót khi giải quyết án HN&GĐ ở khâu xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng. Nhiều bản án đã bị hủy vì xác định chưa chính xác, không hợp lý…

+ Áp dụng không đúng các quy định của Luật HN&GĐ về chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Tòa án thường gặp sai sót trong việc chia tài sản chung mà không xem xét đến công sức đóng góp của các bên. Khi phân chia cần phải xem xét đến công sức đóng góp của vợ, chồng, đến QSDĐ của mỗi bên có trước khi kết hôn đã nhập vào khối tài sản chung. Một số Thẩm phán đã bỏ việc xem xét này mà chỉ tập trung áp dụng phân chia giá trị QSDĐ theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)