Hoàn thiện pháp luật đất đa

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 83 - 84)

Các quy định của Luật Đất đai là một trong các cơ sở pháp lý rất quan trọng để Tòa án xét xử đúng các tranh chấp về QSDĐ. Việc hoàn thiện pháp luật đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử của TAND. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về đất đai phải quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất, phải xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai đồng bộ, hoàn

chỉnh, kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản không còn phù hợp, sớm nghiên cứu xây dựng Luật Đất đai quy định đầy đủ các chế định pháp lý cần thiết cho việc quản lý, sử dụng, khai thác, chuyển nhượng, xử lý vi phạm, tranh chấp… hạn chế sự tản mạn, chồng chéo của pháp luật về đất đai hiện nay.

Thứ hai, cần phải có các quy định về khung giá các loại đất cho phù

hợp với điều kiện hiện nay. Cho phép thành lập các trung tâm định giá nhà, đất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp các cơ quan Nhà nước xác định giá các loại đất theo từng thời gian, từng vùng.

Thứ ba, cần sửa đổi, bổ sung Điều 184 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai.

Theo quy định tại Điều 184 Nghị định 181 năm 2004 kể từ ngày 01/01/2007 trở đi, người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận QSDĐ mới có quyền tặng cho QSDĐ. Trên thực tế, quy định này đã hạn chế quyền của người sử dụng đất, vì từ sau ngày 01/01/2007 đến nay việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ vẫn chưa hoàn tất trong phạm vi cả nước. Chính vì vậy cần điều chỉnh Điều 184 Nghị định 181 năm 2004.

Thứ tư, cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2003

như sau: "Điều 106: Có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1,

Khoản 2 và Khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003".

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 83 - 84)