Thủ tục giải quyết

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 55)

Khởi kiện là bước đầu của quá trình tố tụng để giải quyết tranh chấp. Người vợ hoặc người chồng khi thấy tình cảm vợ chồng không còn, mục đích của hôn nhân không đạt được thì nộp đơn khởi kiện về ly hôn để yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề về tình cảm, con chung và tài sản.

Các quy định khởi kiện và thụ lý vụ án được quy định tại Chương XII, từ Điều 161 đến Điều 178 BLTTDS 2004, bao gồm quy định về quyền khởi kiện, phạm vi khởi kiện, hình thức, nội dung đơn khởi kiện và các tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện; việc gửi đơn, thủ tục nhận đơn khởi kiện và trả lại đơn khởi kiện; thụ lý đơn khởi kiện, phân công Thẩm phán và nhiệm vụ, quyền

hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ; thông báo về việc thụ lý vụ án và quyền của người được thông báo; quyền và thủ tục phản tố của bị đơn và quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Các bên đương sự phải cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh các yêu cầu của mình là có căn cứ, đúng pháp luật. Trong một số trường hợp được quy định tại BLTTDS thì Thẩm phán giải quyết vụ án có thể tiến hành thu thập chứng cứ bằng một hoặc một số biện pháp như: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản; xem xét thẩm định tại chỗ; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu v.v... để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

Hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp, mà theo đó, các bên trong quá trình thương lượng có sự tham gia của bên thứ ba độc lập làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột, chấm dứt các tranh chấp, mâu thuẫn.Toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và hướng dẫn, động viên họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc tranh chấp.

Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 185 BLTTDS 2004). Hòa giải và trình tự hòa giải được quy định cụ thể tại Chương XII, từ Điều 179 đến Điều 188 BLTTDS 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004.

Trường hợp các bên hòa giải thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định có hiệu

lực pháp luật ngay sau khi được ban hành mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trường hợp các bên đương sự không hòa giải được với nhau về tình cảm, con cái, tài sản, thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.

Trong trường hợp một bên hoặc các đương sự không đồng ý với bản án sơ thẩm của TAND, thì họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày (15), kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)