Một số kiến nghị trong công tác thi hành án

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 93 - 94)

Thi hành án dân sự là một giai đoạn quan trọng của quá trình tố tụng. Quyền lợi của các bên liên quan trong một vụ tranh chấp có được bảo đảm hay không không chỉ phụ thuộc vào tính đúng, sai của bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả thi hành các bản án, quyết định đó của các cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, không phải mọi bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên và có hiệu lực pháp luật đều được thi hành một cách nghiêm túc trên thực tế vì vậy đã dẫn đến tình trạng án dân sự tồn đọng kéo dài trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới công tác thi hành án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự đã trở thành yêu cầu cấp bách.

Cần đổi mới công tác thi hành án dân sự theo tinh thần của cải cách tư pháp. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác thi hành án dân sự đó, ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đề cập một cách toàn diện và tổng thể nội dung đổi mới công tác thi hành án dân sự tại Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể bao gồm:

Đổi mới hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự.

Từng bước thực hiện việc xã hội hóa các hoạt động thi hành án dân sự. Trong lĩnh vực thi hành án, đặc biệt là thi hành án dân sự cần phải tích cực xã hội hóa, bởi có xã hội hóa thì mới chia sẻ được gánh nặng công việc thi

hành án cho nhà nước, mới nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Hiện nay, một số công việc mà tư nhân có thể thực hiện tốt hơn và nên được chuyển giao cho tư nhân thực hiện như việc sao, gửi các bản án, quyết định của Tòa án; đôn đốc các bên tự nguyện thi hành án; xác minh tài sản, điều kiện của bên phải thi hành án, v.v…

Tăng cường đề xuất mới các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan thi hành án ở địa phương. Các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự; kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật thi hành án dân sự cho phù hợp với thực tiễn.

Đổi mới cơ chế thu hút, tuyển chọn cán bộ thi hành án và chế độ, chính sách đối với cán bộ thi hành án. Đổi mới nội dung và phương thức đào tạo cán bộ nguồn cho các cơ quan thi hành án.

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)